ClockThứ Hai, 11/07/2022 14:40

Cứu hộ nhiều động vật hoang dã

TTH - Chỉ tính riêng trong những tháng đầu năm, Vườn Quốc gia Bạch Mã (QGBM) tiếp nhận, cứu hộ, chăm sóc và tái thả 12 loài động vật hoang dã (ĐVHD) với 24 cá thể.

Cứu hộ động vật quý hiếm qua đường dây nóngTái thả 107 cá thể động vật hoang dã về rừng

Các cá thể khỉ được thả về tự nhiên

Sau khi tiếp nhận, Vườn QGBM tiến hành chăm sóc, chữa trị vết thương và tái thả về tự nhiên 23 cá thể ĐVHD. Phần lớn các loài ĐVHD được tiếp nhận và tái thả đều thuộc loài quý hiếm, nguy cấp. Trong đó phải kể đến như rùa đất Sê pôn, rùa hộp trán vàng, rùa cổ sọc, rùa bốn mắt, khỉ mặt đỏ, khỉ vàng, chồn bạc má, cầy vòi hương, cu li nhỏ… Vườn đang nuôi chăm sóc một cá thể nhím và sẽ tái thả trong thời gian tới. Đặc biệt, sau khi tái thả, đơn vị tiếp tục phối hợp với tổ chức ATP triển khai theo dõi, giám sát rùa hộp trán vàng miền Trung bằng sóng radio.

Để góp phần quản lý, bảo tồn ĐVHD, Vườn QGBM đang phối hợp với Cục Kiểm lâm, tổ chức AAF hoàn thiện hồ sơ xây dựng trung tâm cứu hộ gấu tại Bạch Mã. Đồng thời, phối hợp WWF và các tổ chức quốc tế hoàn thiện hồ sơ xây dựng dự án tái thả động vật rừng về dãy Trường Sơn nhằm nâng cao năng lực cứu hộ, nhân nuôi, tái thả các loài nguy cấp…

Tuyên truyền lưu động về PCCCR

Giám đốc Vườn QGBM, ông Nguyễn Vũ Linh chia sẻ, ngoài cứu hộ, tái thả ĐVHD về môi trường tự nhiên, các trạm kiểm lâm cơ sở ứng dụng phần mềm SMART Mobile trong tuần tra, bảo vệ rừng, giám sát đa dạng sinh học. Tính riêng những tháng đầu năm nay, các lực lượng tổ chức hàng trăm đợt tuần tra, kiểm soát, truy quét tại rừng. Các trạm kiểm lâm tổ chức chốt chặn tại các cửa rừng xung yếu như ngã ba khe Trường, khe Lồ Ô, chốt đường La Sơn - Túy Loan, chốt Tà Rày, Chà Măng...

Việc thực hiện đồng bộ giữa truy quét và chốt chặn đã kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn quản lý của Vườn QGBM; từ đó không để xảy ra các điểm nóng về khai thác, vận chuyển lâm sản, săn bắt ĐVHD trái phép.

Vườn QGBM có giá trị to lớn về bảo tồn đa dạng sinh học, có chức năng phòng hộ đầu nguồn, điều tiết nguồn nước, giảm thiểu ảnh hưởng của hạn hán, bão lũ và góp phần cải thiện đời sống của người dân trong khu vực. Tuy nhiên hiện nay, thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài, thảm thực vật khô nên nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao, ảnh hưởng đến sự sinh tồn của các loài ĐVHD. Để thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ an toàn cho rừng và các loài ĐVHD, Vườn QGBM đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra các vụ cháy rừng lớn.

Đầu tháng 7 này, Vườn QGBM phối hợp với đoàn viên thanh niên xã Lộc Trì, thị trấn Phú Lộc (Phú Lộc) tổ chức phát thanh lưu động qua các khu vực đông dân cư trên địa bàn để tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa nắng nóng. Việc tuyên truyền lưu động giúp chính quyền địa phương, người dân và các ngành chức năng hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của rừng cũng như các chính sách, quy định liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển rừng. Từ đó, người dân có những hành động cụ thể, thiết thực nhằm tham gia thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ rừng trên địa bàn.

Bài, ảnh: THẾ NINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV:
Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 1/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Nói không với thịt thú rừng

Sự đa dạng sinh học đang bị đe dọa bởi nạn săn bắn, buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã (ĐVHD).

Nói không với thịt thú rừng

TIN MỚI

Hạt Catsrang Thức ăn Catsrang
Return to top