ClockThứ Sáu, 12/07/2019 13:55

Đảm bảo cấp điện mùa nắng nóng

TTH - Đầu tư hạ tầng lưới điện, ứng dụng các giải pháp kỹ thuật hiện đại vào công tác vận hành…, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế đã góp phần chống quá tải và giảm thiểu được giờ mất điện, nhất là vào thời gian cao điểm nắng nóng.

Cần đảm bảo tương lai kỹ thuật số toàn diện và an toànChống quá tải lưới điện mùa nắng nóngThực hiện công tác đảm bảo cấp điện tại Khu công nghiệp Phú Bài

Đưa vào vận hành trạm 110kV La Sơn

Rủi ro cao

Những tháng đầu năm 2019, do ảnh hưởng của El Nino, nắng nóng xuất hiện sớm trên diện rộng, nhiệt độ những tháng đầu năm cao hơn gần 3 đến 4 độ so với năm trước, gây áp lực không nhỏ đến hạ tầng lưới điện. Số liệu từ Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế, chỉ tính riêng trong tháng 6/2019, nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt đã tăng mức cao kỷ lục, xấp xỉ 13,88% so với cùng kỳ và tăng 10% so với tháng 5/2019.

Theo ông Nguyễn Đại Phúc, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế, nắng nóng ảnh hưởng đến hạ tầng lưới điện, nhất là khi xảy ra các sự cố. Mới đây nhất, trên địa bàn xảy ra cùng lúc 4 điểm cháy rừng tại TX. Hương Trà, Hương Thủy, uy hiếp hệ thống lưới điện 500kV. Khi đám cháy rừng cơ bản được khống chế, các đơn vị truyền tải điện đã khẩn trương kiểm tra đường dây 500kV, khắc phục sự cố, tiến hành đóng điện trở lại. Toàn bộ các phụ tải ở cả miền Bắc và miền Trung được khôi phục cung cấp điện hoàn toàn.

Để hạn chế các sự cố điện, nhất là thời gian cao điểm, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế đã huy động lực lượng tiến hành kiểm tra, phát hiện và xử lý các điểm mối nối của đường dây trung hạ thế, trạm biến áp vận hành mang tải cao bằng camera nhiệt tại tất cả các đơn vị, nhất là khu vực thành phố.

Công ty thành lập đội xung kích với 20 thành viên, thuộc 10 đơn vị điện lực trực thuộc, tăng cường công tác ngăn ngừa sự cố trên toàn hệ thống lưới điện. Đây là hoạt động nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho người dân cũng như sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Khắc phục sự cố điện

Giảm giờ mất điện

Ngoài chủ động khắc phục sự cố điện, đơn vị còn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào quản lý kỹ thuật, vận hành lưới, kinh doanh điện. Triển khai tốt các giải pháp kỹ thuật nhằm giảm tổn thất điện năng, khoanh vùng tổn thất, lập phương án xử lý cho từng khu vực; tăng cường kiểm tra việc sử dụng điện của khách hàng, kiểm tra định kỳ, đột xuất các thiết bị đo đếm nhất là những khách hàng sản xuất, kinh doanh có nhu cầu sử dụng điện lớn.

Hiện Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế là đơn vị đầu tiên trong 13 Công ty Điện lực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Trung nghiên cứu xây dựng thành công giải pháp số hóa thông tin lưới điện phục vụ công tác quản lý.

Phó Trưởng phòng Kinh doanh, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế, ông Hồ Đăng Lộc chia sẻ: Việc triển khai ứng dụng hệ thống thông tin này giúp nắm bắt được tình hình lưới điện nhanh chóng, chính xác. Thông tin được cập nhật đầy đủ và chính xác về hiện trạng lưới điện, xác định những thay đổi bất thường trên tuyến, trạm, đường dây, ảnh hưởng đến hệ thống lưới điện, từ đó, có biện pháp ngăn chặn, xử lý khắc phục kịp thời.

Việc triển khai cập nhật đến tận công tơ khách hàng làm cho việc quản lý công tơ khách hàng dễ dàng hơn. Chẳng hạn, có thể phát hiện sớm chính xác vị trí những công tơ hết hạn kiểm định, hoặc không đạt yêu cầu; góp phần giảm tổn thất điện năng, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quy hoạch, quản lý mạng lưới điện. Dựa vào quản lý trực quan ngay trên bản đồ kết hợp với việc định vị khách hàng, giúp người điều hành nhanh chóng đưa nhân lực di chuyển đến vị trí gặp sự cố và khắc phục trong thời gian sớm nhất.

Công ty cũng tăng cường sử dụng các công nghệ điều khiển xa, chống sét thông minh…, giúp giảm thời gian mất điện của khách hàng. Trong 6 tháng đầu năm, số phút mất điện trung bình là 101,456p, giảm khoảng 46,5% so với cùng kỳ năm ngoái (năm 2018 trung bình có 410 phút mất điện).

Đầu tư hạ tầng lưới điện

Ông Nguyễn Đại Phúc cho biết, cùng với các giải pháp kỹ thuật, công nghệ… đầu tư nâng cấp hệ thống lưới điện cũng là giải pháp quan trọng. Cuối tháng 6, Tổng công ty Điện lực miền Trung đã tổ chức đóng điện, đưa vào vận hành trạm 110kV La Sơn sau hơn 6 tháng xây dựng. Trạm 110kV La Sơn đưa vào vận hành sẽ góp phần nâng cao chất lượng cung cấp điện cho phụ tải trên địa bàn huyện Nam Đông, Phú Lộc, Hương Thủy và giúp cải thiện chất lượng điện áp cho phụ tải khu công nghiệp La Sơn.

Với các mạch liên lạc trung thế đấu nối sau trạm 110kV La Sơn sẽ cho phép hỗ trợ nguồn cho các trạm biến áp 220kV Huế 1 và 110kV Phú Bài, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện. Công trình này còn góp phần làm giảm tổn thất điện năng trên lưới điện trung thế, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Cùng với tập trung thực hiện tốt các giải pháp cấp điện an toàn, ổn định trong mùa nắng nóng, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế đã xây dựng phương án phòng chống thiên tai, chủ động trước mùa mưa lũ. Trong đó, tập trung khắc phục, giải quyết dứt điểm những tồn tại trên hệ thống lưới điện, duy trì thực hiện các biện pháp về an toàn và kỷ luật lao động; tổ chức diễn tập công tác xử lý sự cố, khắc phục thiên tai, nâng cao tinh thần cảnh giác, khả năng xử lý trong trường hợp có sự cố xảy ra cho đội ngũ cán bộ, công nhân.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh, an toàn dịp lễ

Những ngày qua, các cơ quan, đơn vị trong toàn lực lượng vũ trang tỉnh đã chủ động luyện tập các phương án sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) để cơ động xử lý tình huống khi có yêu cầu. Qua đó, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong dịp lễ.

Đảm bảo an ninh, an toàn dịp lễ
Nắng nóng cực đoan bao trùm Đông Nam Á

Nắng nóng cực đoan xảy ra trên nhiều khu vực ở Nam và Đông Nam Á, khiến các trường học trên khắp Philippines phải tạm dừng các lớp học, trong khi cảnh báo nắng nóng được đưa ra ở thủ đô của Thái Lan.

Nắng nóng cực đoan bao trùm Đông Nam Á
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

TIN MỚI

Return to top