ClockThứ Bảy, 11/09/2021 17:36

Đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng cho người dân

TTH.VN - Chiều 11/9, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai có cuộc họp trực tuyến với đại diện lãnh đạo các địa phương từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi nhằm chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 5 (bão CONSON). Tham dự tại Thừa Thiên Huế có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh; cùng đại diện các sở, ban, ngành, địa phương.

Tạm dừng chi trả lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội, Bảo trợ xã hội hàng tháng cho người hưởng chiều thứ Bảy ngày 11/9/2021Tuyệt đối không để người ở lại trên tàu thuyền, lồng bè khi gió mạnh, mưa lũ lớnDi dân, hạn chế tối đa thiệt hại do bãoĐảm bảo an toàn thi công cao tốc Cam Lộ - La Sơn trong mùa mưa bãoVừa phòng chống bão số 5 vừa phòng chống dịchBão số 5 cách bờ biển Quảng Trị-Quảng Nam khoảng 230kmĐầu tư sửa chữa, nâng cấp; vận hành an toàn hồ đập trong mưa bãoTriển khai phương án sơ tán dân ứng phó bão số 5

Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế 

Thừa Thiên Huế chủ động phương châm “4 tại chỗ”

Tại Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức các đoàn kiểm tra trước mùa mưa lũ các hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện; chỉ đạo các chủ đập thủy điện xây dựng, rà soát, kiểm chứng bản đồ ngập lụt vùng hạ du; lập phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện; phương án ứng phó thiên tai; phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Các chủ hồ đập thủy lợi, thủy điện tăng cường đầu tư hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn phục vụ dự báo và vận hành hồ đập; đầu tư hệ thống camera theo dõi xả lũ qua các cống, đập về hạ du và truyền hình ảnh về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và Trung tâm Giám sát điều hành Đô thị thông minh tỉnh.

Toàn tỉnh có 591 phương tiện tàu thuyền khai thác biển; tàu thuyền cỡ nhỏ từ 6-12m còn khoảng 5.000 chiếc. Hiện nay, tất cả các tàu thuyền trên địa bàn tỉnh đã vào trú tránh an toàn. Riêng 54 phương tiện/316 lao động ngoại tỉnh đang neo đậu tại Thuận An, địa phương đã bố trí địa điểm sơ tán đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh COVID-19. Vụ hè thu năm 2021, toàn tỉnh đã gieo cấy 25.531ha lúa, đến nay thu hoạch 24.790,4 ha, còn lại 740,9 ha chủ yếu ở vùng cao.

Tỉnh triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhất là phương án sơ tán dân an toàn trong thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” và đảm bảo phòng, chống dịch tại các địa điểm sơ tán, khu cách ly. Theo đó, UBND các huyện, thị xã và TP. Huế rà soát phương án sơ tán, di dời các hộ dân vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bão, lũ lụt, nước dâng do bão đến nơi an toàn, với 18.713 hộ và 64.743 khẩu.

Sở Công Thương đã có phương án dự trữ cấp tỉnh về lương thực thực phẩm, công nghệ phẩm, vật tư thiết yếu phục vụ phòng chống thiên tai với số lượng 100 tấn mỳ ăn liền, 100 tấn gạo. Ngoài ra các địa phương tự dự trữ tại cấp huyện, cấp xã và vận động người dân dự trữ lương thực thực phẩm đảm bảo 7 ngày khi có thiên tai xảy ra.

Kịch bản chống bão chi tiết, sát thực tế hơn

Tất cả tàu thuyền đã vào bờ neo đậu an toàn 

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp biểu dương các địa phương chủ động kịch bản ứng phó với bão số 5 từ sớm, từ xa trong điều kiện vừa phòng chống bão, vừa phòng chống dịch COVID-19. Dự báo bão sẽ đỗ bộ vào đất liền vào sáng 12/9 nhưng ảnh hưởng của gió bắt đầu vào tối 11/9 kèm theo mưa lớn, ngập úng, sạt lở. Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai yêu cầu, cần nhận thức thách thức lớn nhất là bão đỗ bộ trong khi các tỉnh đang phòng chống dịch. Do đó, trong chỉ đạo, điều hành phải quyết liệt hơn, có kịch bản phòng chống chi tiết hơn, sát thực tế hơn.

Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai đề nghị các địa phương thống nhất trong chỉ đạo điều hành, quán triệt quan điểm nguyên tắc là hạn chế tối đa di dân khi chưa cần thiết. Nếu di dân thì cần ưu tiên di dân tại chỗ. Bảo đảm giãn cách tại khu sơ tán tốt nhất có thể, bảo đảm các phương tiện sát khuẩn, khẩu trang đủ cho người được sơ tán và những người làm việc tại khu sơ tán. Giãn cách tại khu sơ tán tốt nhất có thể, bảo đảm các phương tiện sát khuẩn, khẩu trang đủ cho người được sơ tán và những người làm việc tại khu sơ tán.

Tuyệt đối không để người dân ở lại trên tàu thuyền, lồng bè, chòi canh. Rà soát lại các khu vực ngập lụt, có phương án đảm bảo tài sản và tính mạng người dân tại khu vực này. Có phương án vận hành liên hồ chứa an toàn trong mùa mưa bão. Đối với các công trường xây dựng, nhà máy, xí nghiệp trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống bão. Công an và các lực lượng khác của địa phương hỗ trợ công tác cách ly, giãn cách và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch của địa phương; đặc biệt là các khu thực hiện cách ly theo Chỉ thị 16.

Các địa phương chỉ đạo ngành y tế hướng dẫn các địa phương, đơn vị xây dựng phương án ứng phó thiên tai với các tình huống dịch bệnh; tổ chức dự trữ đầy đủ thuốc chữa bệnh, hóa chất xử lý môi trường, trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ cấp cứu.

Nhiều nhà ở ven biển Điền Hòa bị tốc mái

Người dân thôn 11 khẩn trương lợp lại nhà

Mưa kèm theo gió lớn quét qua vùng ven biển Ngũ Điền làm nhiều ngôi nhà ở thôn 11, xã Điền Hòa (Phong Điền) bị tốc mái nặng.

Địa phương đang tập trung thống kê số nhà bị tốc mái, mức độ tốc mái, hư hỏng để có biện pháp hỗ trợ theo quy định. Người dân địa phương đang hỗ trợ, giúp các hộ khẩn trương lợp lại nhà tốc mái, phấn đấu hoàn thành trong chiều tối nay nhằm ứng phó bão số 5.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Phong Điền tiếp tục nắm bắt tình hình, kiểm tra tại các địa phương ven biển Ngũ Điền còn có hộ nào có nhà nào tốc mái do gió lớn hay không để có biện pháp hỗ trợ, kịp thời lợp lại nhà giúp dân ổn định, trú tránh bão.

Hoàng Triều

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động

Đơn vị tư vấn giám sát đang thực hiện đo bình đồ luồng cảng và vùng nước trước cầu cảng Thuận An (TP. Huế) và hoàn thiện các thủ tục gửi Cục Hàng hải Việt Nam để đăng ký công bố mở cảng.

Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động
Tắt sóng 2G: Chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng

Theo lộ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), đến tháng 9/2024 sẽ tắt sóng 2G trên phạm vi toàn quốc, tiến tới tắt sóng 3G những năm sau đó. Để không có người dân, khách hàng nào bị bỏ lại phía sau, cơ quan chức năng cùng các nhà mạng đã chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng.

Tắt sóng 2G Chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng
Return to top