ClockThứ Sáu, 01/11/2024 16:35

Di dời hơn 32.000 hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế về nơi mới

TTH.VN - Hơn 32.000 hiện vật thuộc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế sau khi đóng gói cẩn thận đang được di chuyển từ trụ sở Di tích Quốc Tử Giám, bên trong Kinh thành Huế về địa chỉ mới số 268 Điện Biên Phủ, TP. Huế.

Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế: Kinh phí cho di chuyển vẫn gặp khó Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế tập huấn đóng gói, di chuyển hiện vậtGửi gắm hiện vật quý cho bảo tàngBảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế tiếp nhận gần 80 tư liệu, hiện vật

 Hiện vật là bảo vật quốc gia được đóng gói kĩ càng để di chuyển về địa điểm mới

Đảm bảo an toàn cho hiện vật trong quá trình di chuyển

Ngày 1/11, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế triển khai di chuyển 32.107 hiện vật về địa điểm mới số 268 Điện Biên Phủ, TP. Huế để bàn giao Di tích Quốc Tử Giám cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

Việc di dời này đã được lên kế hoạch từ trước đó khá lâu nhưng vì nhiều lý do nên đến thời điểm này mới chính thức tiến hành. Trong số những hiện vật bảo tàng này lưu giữ có bệ thờ Vân Trạch Hòa và chóp - bệ tháp Linh Thái đã được xếp hạng Bảo vật Quốc gia.

Theo lãnh đạo Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế, công tác đóng gói hiện vật là một trong những việc quan trọng, đặt lên hàng đầu trong quá trình di chuyển hiện vật. Vì thế phải tính toán, sử dụng chất liệu phù hợp để đóng gói từ trong ra ngoài sao cho tạo độ chắc chắn và an toàn, đảm bảo cho quá trình di chuyển.

“Để đảm bảo tính khoa học và tuân thủ nguyên tắt của bảo tàng học, đơn vị đã mời chuyên gia từ Hà Nội vào tập huấn cho toàn thể đội ngũ viên chức, người lao động về sử dụng vật liệu, thiết bị bổ trợ và quy trình đóng gói”, ông Nguyễn Đức Lộc, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế cho hay.

Tất cả hiện vật trước khi đóng gói cũng được nhân viên bảo tàng rà soát đánh số, phân loại, lên danh mục hiện vật theo từng kho, từng chất liệu. Với hiện vật nặng, thể khối lớn cũng có phương án đóng gói riêng và phối hợp với đơn vị vận chuyển có uy tín để đảm bảo an toàn cho hiện vật trong quá trình di chuyển đến địa điểm mới.

“Công tác bảo quản và đóng gói phải đảm bảo yếu tố cẩn thận và tỉ mỉ, sử dụng tấm màn nilon có túi khí để bảo vệ một lớp dày đều bọc phía ngoài hiện vật (kèm nội dung ghi chú về tình trạng hiện vật). Đồng thời thiết kế hệ thống hộp gỗ/giá sắt/dây nâng bao bọc bên ngoài làm bệ đỡ cho hiện vật để khi nâng và di chuyển, hiện vật không chịu lực trực tiếp và lực không đồng đều từ người và xe nâng”, một cán bộ bảo tàng nói.

Sau di dời sẽ bàn giao lại Di tích Quốc Tử Giám

Riêng trường hợp đối với các bảo vật quốc gia, hiện vật cồng kềnh như mỏ neo, thuyền độc mộc… bảo tàng đã chuẩn bị các khung, hộp gỗ để đặt hiện vật vào bên trong và dùng đệm mút, bông, xốp chống sốc để bảo vệ an toàn tuyệt đối. Việc di dời những hiện vật này cũng được tính toán, lựa chọn thời gian hợp lý để thuận lợi trong quá trình di chuyển và không gây ảnh hưởng cho người tham gia giao thông.

 Các xe tải cỡ lớn cùng hệ thống cần cẩu vận chuyển hiện vật rời khỏi Di tích Quốc Tử Giám

Theo ông Lộc, việc di chuyển khối lượng lớn hiện vật này sẽ kéo dài đến giữa tháng 11 và tùy tình hình thời tiết có thể kéo dài hơn. Quá trình di chuyển hiện vật sẽ được ghi chép nhật ký.

Để đảm bảo cho quá trình di chuyển hiện vật, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế cũng nhờ sự hỗ trợ của cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông… hỗ trợ áp tải, dẫn đường cho xe chở hiện vật một cách an toàn, thuận lợi.

“Khi xe hiện vật đến kho mới số 268 Điện Biên Phủ sẽ có nhóm cán bộ trực tiếp kiểm đếm số lượng thùng trên xe. Ngoài ra có đội ngũ bốc vác từ xe vào kho để làm công tác nhập kho, kiểm tra niêm phong các thùng hiện vật, ghi thời gian nhận và có thể mở thí điểm 3-4 thùng kiểm tra số lượng hiện vật có giống như danh sách ký nhận xuất, nhập kho theo danh mục kèm theo hay không”, ông Lộc nói.

Trước đó vào năm 2022, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế với sự hỗ trợ của lực lượng quân đội đã di dời các hiện vật lớn là xe tăng, máy bay, khẩu pháo… Đại diện Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế cho hay, một khi việc di dời hoàn tất sẽ làm việc, và bàn giao lại Di tích Quốc Tử Giám cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

NHẬT MINH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vinh danh người tặng hiện vật cho bảo tàng

Một chiếc thuyền độc mộc được nhóm thợ lặn tìm thấy và trục vớt ở lưu vực sông Bồ. Chiếc thuyền này sau đó đã được nhóm người này quyết định tặng lại cho Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế để nghiên cứu, phát huy giá trị.

Vinh danh người tặng hiện vật cho bảo tàng
Thúc đẩy cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn bán trái phép hiện vật văn hóa

Hãng tin UN News ngày 7/12 cập nhật, được hơn 140 quốc gia ủng hộ, trong phiên họp mới nhất diễn ra vào ngày 6/12, Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa thông qua nghị quyết thúc đẩy cuộc chiến chống buôn bán trái phép tài sản, hiện vật văn hóa và tạo điều kiện trả lại các hiện vật bị đánh cắp cho quốc gia xuất xứ.

Thúc đẩy cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn bán trái phép hiện vật văn hóa
Phú Xuân - Gia Định, những dấu ấn lịch sử

Đó là chủ đề của triển lãm được Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, khai mạc sáng 29/11 tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh (số 65 đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh).

Phú Xuân - Gia Định, những dấu ấn lịch sử
Di dời lồng cá trên sông Bồ

121 lồng cá trắm cỏ của 38 hộ dân thôn Hạ Lang, xã Quảng Phú (Quảng Điền) đang nuôi trên sông Bồ buộc phải di dời đến nơi khác và giảm lồng nuôi để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt. Đây là quyết định của UBND huyện Quảng Điền cũng như theo phân tích của các sở, ngành liên quan, nhằm bảo vệ nguồn nước sinh hoạt cho người dân vùng phụ cận.

Di dời lồng cá trên sông Bồ
Return to top