ClockThứ Hai, 07/02/2022 10:02

Đăng kiểm chuyển đổi số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Năm 2022, ngành Đăng Kiểm Việt Nam (ĐKVN - Bộ GTVT) tập trung chuyển đổi số để phục vụ doanh nghiệp, người dân, bảo đảm phòng chống dịch bệnh và công khai minh bạch quy trình, thời gian kiểm định.

Lấy kiểm định chất lượng làm thước đo thương hiệuKhó loại bỏ xe hết niên hạn sử dụngLập 3 đoàn kiểm tra vận tải dịp cao điểm TếtTập trung kiểm định để nâng cao chất lượng đào tạoLấy kiểm định chất lượng làm thước đo thương hiệu

Đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân

Đăng kiểm chuyển đổi số phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Theo Cục trưởng Cục ĐKVN Đặng Việt Hà, mặc dù dịch bệnh COVID-19 năm 2021 tác động tiêu cực đến hoạt động đăng kiểm, song, hệ thống đăng kiểm cả nước vẫn vận hành đáp ứng nhu cầu kiểm định phương tiện phục vụ lưu thông vận tải. Ngay sau đợt dịch lần thứ 4 bùng phát, ĐKVN đã chủ động, linh hoạt, thích ứng kịp thời và có các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân chịu ảnh hưởng của dịch bệnh và đảm bảo lưu thông hàng hóa, phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Đáng chú ý, Cục đã tập trung chuyển đổi số giúp doanh nghiệp, người dân dễ dàng, thuận lợi hơn trong việc thực hiện thủ tục đăng kiểm, nộp và nhận kết quả chứng nhận kiểm định điện tử, rút ngắn quy trình thủ tục và thời gian, giảm thiểu chi phí đáng kể so với phương thức truyền thống trước đây.

Qua tìm hiểu, các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đã linh hoạt chia ca làm việc để duy trì hoạt động trong suốt thời gian cao điểm phòng chống dịch. Những trường hợp phương tiện chở hàng thiết yếu phục vụ công tác chống dịch, không thể đến kiểm định tại các trung tâm được các đơn vị đăng kiểm lưu động phục vụ kiểm định tại chỗ theo đường dây nóng. Nhờ vậy, hệ thống đăng kiểm kịp thời giải tỏa tình trạng phương tiện có yêu cầu kiểm định tăng đột biến.

Riêng đối với việc kiểm định tàu biển Việt Nam hoạt động ở nước ngoài, Cục ĐKVN đã ủy quyền cho các tổ chức đăng kiểm quốc tế kiểm tra; áp dụng kiểm tra trực tuyến hoặc xem xét hoãn, gia hạn kiểm tra trong trường hợp cảng, nhà máy sửa chữa tàu phải thực hiện phong tỏa để phòng, chống dịch bệnh.

Tương tự là các lĩnh vực kiểm tra, đánh giá chứng nhận phương tiện, linh kiện xe cơ giới nhập khẩu, đăng kiểm phương tiện thủy nội địa, phương tiện đường sắt và công trình dầu khí biển đều đảm bảo duy trì hoạt động, không bị đứt gãy hoặc phải tạm dừng thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng số để hỗ trợ, hướng dẫn chủ phương tiện thực hiện các thủ tục trực tuyến.

Bên cạnh các giải pháp cụ thể trên, thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT, Cục ĐKVN đã giảm 50% lệ phí đăng kiểm xe cơ giới từ ngày 1/1 - 30/6/2022; tiếp tục giảm 10 - 30% phí sử dụng đường bộ cho xe kinh doanh vận tải đường bộ 6 tháng đầu năm 2022; tăng thời hạn kiểm định cho xe kinh doanh vận tải khách dưới 9 chỗ; kéo dài lộ trình thực hiện niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt thêm 3 năm; đơn giản tối đa thủ tục đăng kiểm…

Ngoài ra, Cục ĐKVN đã thường xuyên hội nghị trực tuyến đối thoại tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đóng tàu, vận tải biển và đường thủy nội địa, nhằm kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ những rào cản; tiếp thu các giải pháp rút ngắn quy trình để đồng bộ, thống nhất thực hiện trong hệ thống đăng kiểm cả nước thời gian tới.

Đẩy mạnh chuyển đổi số kết hợp với cải cách hành chính

Từ nhiều năm nay, Cục ĐKVN luôn chú trọng xây dựng cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật, đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, tin học hóa các quy trình, phục vụ công tác đăng kiểm, góp phần hiện đại hóa thủ tục hành chính. Cụ thể, các dữ liệu về hồ sơ kỹ thuật phương tiện xe cơ giới, tàu sông, tàu biển, công trình biển, sản phẩm công nghiệp... hiện nay đều đã được quản lý tập trung bằng phần mềm chuyên dùng, hỗ trợ cho đơn vị đăng kiểm và đăng kiểm viên kiểm tra hiện trường.

Đáng chú ý, từ năm 2022, các quy trình kiểm tra phương tiện cơ giới đường bộ sẽ được tự động hóa, kết nối máy tính, tự động in kết quả. Cục ĐKVN đã và đang phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Công nghệ thông tin (Bộ GTVT) và các đơn vị liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung về phương tiện; thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ công tác thu phí sử dụng đường bộ, nộp thuế trước bạ, đăng ký phương tiện, áp dụng thanh toán hoá đơn điện tử tại tất cả các đơn vị trực thuộc; sử dụng thiết bị chữ ký tốc độ cao HMS trong lĩnh vực kiểm tra chất lượng xe nhập khẩu.

Cùng với các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, dữ liệu phương tiện được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Cục ĐKVN, giúp cơ quan quản lý, doanh nghiệp, người dân có thể tra cứu thông tin 24/24 giờ trong ngày.

Cũng theo ông Đặng Việt Hà, từ năm 2022, việc chuyển đổi số được Cục xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để nâng hiệu lực, hiệu quả quản lý và hiện đại hóa thủ tục hành chính, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, mục tiêu và động lực của chuyển đổi số để phục vụ.

"Chuyển đổi số phải được gắn kết với cải cách hành chính và Chính phủ điện tử, tăng cường bảo đảm an toàn thông tin, kết nối và chia sẻ dữ liệu. Trên nền tảng tin học hóa, số hóa đã xây dựng được, thời gian tới, Cục ĐKVN sẽ tiếp tục đề xuất Bộ GTVT định hướng đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin; đồng thời, nghiên cứu xây dựng Trung tâm dữ liệu phương tiện GTVT phục vụ cho hoạt động quản lý của ngành GTVT và chia sẻ với các cơ quan liên quan theo đúng quy định pháp luật", ông Đặng Việt Hà cho biết.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc

Không chỉ là một khẩu hiệu, phong trào "Doanh nghiệp nói không với thuốc lá" đang trở thành cam kết của nhiều doanh nghiệp (DN), góp phần cùng cộng đồng bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng sống.

Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể

Trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, giải thể doanh nghiệp (DN) đã trở thành một lựa chọn bất đắc dĩ của nhiều chủ DN, nhất là các DN nhỏ và vừa. Tuy nhiên, việc không nắm các quy định pháp luật về giải thể DN, nhất là tuân thủ các nghĩa vụ thuế liên quan khiến thời gian thực hiện thủ tục giải thể DN kéo dài.

Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể
Để văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa phát triển bền vững

Văn hóa doanh nghiệp (DN)-chìa khóa vàng để phát triển bền vững là chủ đề chương trình cà phê doanh nhân do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh tổ chức trong ngày 16/11. Chương trình có sự tham gia chia sẻ của ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM, Phó Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa DN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Sách doanh nhân.

Để văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa phát triển bền vững
Thanh niên với an toàn giao thông

Sáng 16/11, Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Ban thanh niên Công an tỉnh, Công ty Honda Lộc Thịnh tổ chức Ngày hội “Thanh niên với an toàn giao thông” năm 2024 dành cho học sinh, sinh viên Trường cao đẳng Huế.

Thanh niên với an toàn giao thông

TIN MỚI

Return to top