ClockThứ Sáu, 03/04/2020 06:00

Đẩy mạnh họp trực tuyến, xử lý hồ sơ qua mạng

TTH - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong chỉ đạo, điều hành; xử lý hồ sơ, thủ tục hành chính qua mạng; hoãn các cuộc họp đông người và tăng hình thức họp trực tuyến… là những chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ trong bối cảnh dịch COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống COVID-19

Tăng cường giải quyết công việc qua mạng giúp phòng ngừa lây nhiễm COVID-19 (ảnh minh họa). Ảnh: MC

Tăng họp trực tuyến

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, trong khi người dân, doanh nghiệp được khuyến nghị đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công trực tuyến thì việc tăng cường ứng dụng CNTT trong các hoạt động, chuyển hầu hết các cuộc họp sang hình thức trực tuyến đang được Văn phòng UBND tỉnh và nhiều sở, ban, ngành, địa phương áp dụng.

Với tinh thần bảo đảm hoạt động thông suốt, hoàn thành đúng tiến độ các nhiệm vụ, mục tiêu đã đặt ra, đồng thời hạn chế tập trung đông người, tránh nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19, vào 7h15 hằng ngày, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Phan Ngọc Thọ tổ chức họp trực tuyến tại Văn phòng UBND tỉnh. Tại các điểm cầu địa phương, các sở, ban, ngành đều được trực tuyến nối về “sở chỉ huy tiền phương” thông qua màn hình LED và các loại điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay miễn là có kết nối 3G, 4G.

Hệ thống điều hành trực tuyến gồm nhiều bộ thiết bị đầu cuối đã tích hợp đầy đủ màn hình hiển thị, camera, âm thanh... được Văn phòng UBND tỉnh đầu tư từ năm 2019. Theo Chánh Văn phòng UBND tỉnh Trần Thị Hoài Trâm, trong những ngày qua, cách thức hoạt động, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh từ hình thức họp tập trung sang họp trực tuyến không hề gặp khó khăn, ngược lại đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo chính quyền, cải cách hành chính, tiết kiệm chi phí, giảm thời gian làm việc.

Có mặt tại hầu hết các cuộc họp của Ban chỉ đạo, chúng tôi chứng kiến nhiều người có việc đều có thể kết nối cuộc họp kể cả đang ở nhà ga, sân bay hay đi trên xe khách cũng tham gia góp ý và lắng nghe chỉ đạo của trưởng ban chỉ đạo, không nhất thiết là ở phòng làm việc.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, việc hoãn các cuộc họp đông người và tăng hình thức họp trực tuyến cũng là một giải pháp ngăn ngừa dịch COVID-19 hiệu quả. Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục chỉ đạo các địa phương không những tăng họp trực tuyến mà còn ứng dụng CNTT xử lý hồ sơ, thủ tục hành chính qua mạng, khi hiện nay, nhiều cơ quan, đơn vị, trường học ứng dụng CNTT trong giao dịch, hạn chế tiếp xúc trực tiếp.

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh họp trực tuyến hằng ngày với số người tại "sở chỉ huy tiền phương" ít, có khoảng cách hợp lý và kết nối được tất cả sở, ban, ngành, địa phương

Ứng dụng CNTT, xử lý hồ sơ qua mạng

Không chỉ trong thời điểm xảy ra dịch bệnh COVID-19, việc ứng dụng CNTT, giải quyết hồ sơ trên nền tảng điện tử đã được Văn phòng UBND tỉnh triển khai từ nhiều năm nay với mục tiêu giảm mạnh các loại giấy tờ, tiến tới “Văn phòng không giấy tờ”, phấn đấu là cơ quan gương mẫu đi đầu trong xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT). Theo Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Nguyễn Đình Bách, thời gian vừa qua, Văn phòng UBND tỉnh đã khẩn trương hoàn thiện phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, hoàn thiện quy trình xử lý văn bản điện tử, ký số trên các thiết bị di động, xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường mạng.

Theo đó, việc xử lý văn bản điện tử của Văn phòng UBND tỉnh được thực hiện theo một quy trình đầy đủ, khép kín hoàn toàn trên môi trường mạng, từ khâu tiếp nhận, phối hợp, xử lý, trình duyệt đến ký, phát hành văn bản. Đến nay, tại Văn phòng UBND tỉnh, các phòng, ban đơn vị đã hoàn toàn xử lý công việc trên môi trường mạng. Bản thân chủ tịch và các phó chủ tịch, chánh văn phòng và các phó chánh văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo các phòng, đơn vị đã sử dụng thiết bị di động (IPAD) thực hiện ký số phê duyệt phiếu trình giúp rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ công việc.

Hiện, tỉnh đang đẩy mạnh CQĐT bằng việc ứng dụng CNTT trong xử lý văn bản hành chính, bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa đổi mới lề lối phương thức làm việc với ứng dụng CNTT trong công tác phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của chủ tịch, các phó chủ tịch. Tăng cường công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và các phó chủ tịch UBND tỉnh.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ, triển khai CQĐT là xu hướng tất yếu nhằm nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước và nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. “Cần tiếp tục khuyến khích, tăng cường các cuộc họp trực tuyến, ứng dụng CNTT trong xử lý công việc ngay cả sau khi dịch bệnh lắng xuống. Nếu UBND tỉnh, các sở, ban, ngành làm được thì ở cấp địa phương cũng làm được. Việc triển khai, xây dựng CQĐT đã, đang và sẽ diễn ra mạnh mẽ”, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Việc xử lý hành chính trên môi trường mạng giúp bảo đảm công việc thông suốt, hiệu quả, nhanh chóng, đặc biệt bảo đảm kiểm soát tiến độ, chất lượng công việc ở từng khâu, từng cá nhân tham gia xử lý. Đối với các hệ thống ứng dụng CNTT, Văn phòng UBND tỉnh cùng với các ban, ngành, địa phương đã phối hợp chặt chẽ thiết lập, triển khai Cổng Dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huế với phương châm “Thân thiện, đúng hẹn, đơn giản”, đảm bảo thông suốt từ tỉnh đến huyện, thậm chí đến cấp xã.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm
Sửa Luật Đầu tư công:
Đẩy mạnh phân cấp nhưng cần cơ chế bảo đảm kiểm soát quyền lực

Tán thành nhiều đề xuất trong dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) liên quan đến việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, song đại biểu Quốc hội đề nghị cần phải bổ sung các cơ chế, các giải pháp để bảo đảm yêu cầu về kiểm soát quyền lực.

Đẩy mạnh phân cấp nhưng cần cơ chế bảo đảm kiểm soát quyền lực
Tập trung xử lý các “điểm nóng” về trật tự đô thị

Để đảm bảo trật tự đô thị - an toàn giao thông (TTĐT - ATGT) tại các địa điểm tham quan du lịch và các “điểm nóng” trên địa bàn thành phố, Đội Quản lý đô thị (QLĐT) TP. Huế huy động nhân lực triển khai nhiều giải pháp, góp phần ổn định trật tự đô thị và tạo sự đồng thuận trong quần chúng nhân dân.

Tập trung xử lý các “điểm nóng” về trật tự đô thị
Return to top