ClockThứ Tư, 11/10/2023 06:55

Đẩy nhanh tiến độ hoàn trả mặt bằng cho di tích

TTH - Sau hơn 4 năm triển khai giai đoạn 1 dự án (DA) Di dời dân cư (DDDC), giải phóng mặt bằng (GPMB) khu vực 1 di tích Kinh thành Huế, UBND TP. Huế đang đẩy nhanh tiến độ GPMB các khu vực đã di dời, đồng thời chuẩn bị thực hiện việc mở rộng phạm vi đề án với 19 khu vực trên địa bàn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh phê bình địa phương chậm bàn giao mặt bằngĐầu tư trên 35 tỷ đồng dọn dẹp vệ sinh và hoàn trả mặt bằng khu vực Thượng thành - Eo BầuChậm tiến độ, đội vốn & nguy cơ lãng phí đầu tư - Bài 2: Nên thành lập tổ công tác giải phóng mặt bằngChưa hoàn thiện thủ tục giao đất, chủ đầu tư đã san lấp mặt bằngSớm có phương án khai thác quỹ đất dọc đường Võ Văn Kiệt

 Hàng ngàn ngôi nhà mới được xây dựng tại Khu dân cư Bắc Hương Sơ sau khi các hộ dân di dời ra nơi ở mới

Theo thống kê từ Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Huế, tính đến nay, có hơn 5.000 hộ, trong đó có hơn 2.300 hộ chính và hơn 2.700 hộ phụ đã bố trí và nhận đất, cấp giấy phép xây dựng và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc xây dựng nhà ở của các hộ dân thuộc các khu vực đã và đang triển khai thực hiện.

Về DA hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Bắc Hương Sơ, tổng số lô từ khu vực 1 đến khu vực 10 và khu quy hoạch Hương Sơ giai đoạn 4 (51 lô) là khoảng 3.891 lô, hiện đã tiếp nhận 3.444 lô. Trong đó, đã phê duyệt với tổng kinh phí hơn 1.713 tỷ đồng (chưa bao gồm tiền hỗ trợ các hộ bàn giao mặt bằng đúng quy định và phê duyệt bổ sung), đạt tỷ lệ 91,1 % so với tổng kinh phí bố trí 1.880 tỷ đồng.

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, cùng với việc đẩy nhanh tiến độ GPMB, thành phố chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai công tác dọn dẹp vệ sinh và hoàn trả mặt bằng tại các khu vực đã di dời nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị cũng như trả lại mặt bằng sạch để triển khai DA Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế. Trong đó, nhà thầu thi công là Liên danh Công ty Anh Quân - An Bảo, dự kiến hoàn thành trước ngày 31/12/22023, bao gồm các hạng mục chính, như phát dọn cây leo thành, kè; chặt cây, đào gốc cây; phá dỡ công trình của nhà dân; đào đất; đắp đất san nền.

Cùng với việc triển khai công tác DDDC, GPMB các khu vực Thượng Thành, Eo Bầu, Hộ Thành Hào và Tuyến Phòng Lộ..., ngày 21/8/2023, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 80 thống nhất điều chỉnh, mở rộng phạm vi Đề án DDDC, GPMB khu vực I di tích Kinh thành Huế thuộc quần thể di tích Cố đô Huế với 19 khu vực Hổ Quyền, Voi Ré, chùa Thiên Mụ, Văn Miếu - Võ Miếu, Đàn Nam Giao, lăng Minh Mạng, Đàn Am Hồn, Quốc Tử Giám... với tổng diện tích khoảng 83ha, số hộ dự kiến bố trí tái định cư là 1.276 lô, kinh phí khoảng 664 tỷ đồng. Ngày 30/8/2023, Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố có công văn gửi các đơn vị liên quan để lấy ý kiến về việc áp dụng khung chính sách điều chỉnh, bổ sung để xin ý kiến cho phép thực hiện tại các khu vực mở rộng thuộc giai đoạn 2 của DA.

Theo đó, dự kiến sẽ hoàn thành khu dân cư phục vụ GPMB có diện tích hơn 9ha ở khu vực phía Bắc phường Hương Sơ, TP. Huế với tổng mức đầu tư gần 163 tỷ đồng. Nguồn kinh phí thực hiện di dời, GPMB, bố trí tái định cư giai đoạn 2 của DA từ các nguồn ngân sách Trung ương, địa phương và các nguồn huy động khác… Cùng với Nghị quyết điều chỉnh, mở rộng phạm vi đề án, HĐND tỉnh cũng phê duyệt chủ trương đầu tư DA hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Bắc Hương Sơ (khu vực 11) để tạo quỹ đất tái định cư GPMB phục vụ Đề án với diện tích xây dựng khoảng 4,22ha, tổng mức đầu tư 75,97 tỷ đồng, thời gian thực hiện trong 3 năm, 2023- 2025.

Theo lãnh đạo TP. Huế, công tác GPMB DA DDDC, GPMB khu vực 1 di tích Kinh thành Huế là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt của cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở. Vì vậy, thành phố chỉ đạo các đơn vị khẩn trương tập trung nhân lực, nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ GPMB; các địa phương phối hợp với các ban, ngành thành phố thành lập các tổ vận động GPMB để tuyên truyền, thuyết phục, trao đổi, giải thích các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước để các hộ dân chấp hành, tạo sự đồng thuận đến từ người dân, góp phần đẩy nhanh công tác GPMB, bảo đảm tiến độ thực hiện DA theo kế hoạch đề ra.

Bài, ảnh: Thanh Hương
ĐÁNH GIÁ
3.5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử

Ngoài hệ thống di sản Huế, đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đã tìm đến tham quan, dâng hương tưởng niệm các điểm di tích lịch sử khác trên địa bàn tỉnh, đông nhất tập trung ở Khu di tích lịch sử Chín Hầm (phường An Tây) và Khu di tích lưu niệm cụ Phan Bội Châu (phường Trường An, TP. Huế).

Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử
Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều

Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, bằng giai đoạn “hoàng kim” năm 2019. Thừa Thiên Huế là một trong địa phương có thế mạnh về du lịch. Để góp phần đưa du lịch Việt Nam tăng tốc trên “đường đua”, du lịch Cố đô cần tận dụng những điều kiện thuận lợi, nhất là hợp tác thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa Việt Nam và các nước.

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều
Chương trình Phát triển các đô thị loại II: Nhiều gói thầu “gặp khó” mặt bằng

Nhiều hạng mục công trình thuộc các gói thầu của Dự án Chương trình Phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - DA thành phần Thừa Thiên Huế (gọi tắt DA đô thị xanh) bị “đứng hình” do bế tắc hoặc gặp khó trong công tác giải phòng mặt bằng (GPMB), dẫn đến công trình chậm tiến độ kéo dài.

Chương trình Phát triển các đô thị loại II Nhiều gói thầu “gặp khó” mặt bằng
Trùng tu di tích đình làng

Là địa phương có khá nhiều đình làng và di tích văn hóa lịch sử, thời gian qua TP. Huế ưu tiên nguồn lực bố trí vốn đầu tư nâng cấp, trùng tu các công trình đình làng nhằm góp phần bảo tồn và phục hồi, hướng đến tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch tại các di tích.

Trùng tu di tích đình làng

TIN MỚI

Return to top