ClockChủ Nhật, 25/06/2023 07:34

Để đầu tư công thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

TTH - Nguồn lực đầu tư công có vai trò to lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, nhất là trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp. Trước những khó khăn trên lĩnh vực này thời gian qua, Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương.

Đề nghị chấm dứt hợp đồng các gói thầu tại dự án đô thị xanhGiải quyết dứt điểm vướng mắc tại thủy điện Thượng NhậtSẽ lên phương án xử lý các dự án chậm tiến độ

leftcenterrightdel
 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương

 Trong bối cảnh tỉnh đang hướng đến mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, theo ông, những định hướng về đầu tư công sẽ tác động như thế nào đến mục tiêu này?

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh đã và đang tập trung huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, vốn đầu tư công tiếp tục đóng vai trò chủ đạo, mang tính dẫn dắt, là vốn mồi để thu hút, lan tỏa vốn xã hội.

Việc tập trung đầu tư những dự án trọng điểm sẽ tạo động lực và có tính kết nối vùng để đẩy mạnh hoạt động sản xuất, xuất khẩu, hướng đến mục tiêu tăng trưởng GRDP 7,5 - 8,5%/năm và tỷ lệ đô thị hóa đạt 62 - 65% trong giai đoạn 2021-2025. Qua đó, đảm bảo mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh trong năm 2025.

Ngoài các yếu tố thuận lợi, kết quả đầu tư công cũng như giải ngân vốn đầu tư công đang gặp không ít khó khăn. Ông cho biết những khó khăn đó là gì và đâu là “điểm nghẽn” lớn nhất trên lĩnh vực này?

Kết quả giải ngân của tỉnh vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra do nhiều nguyên nhân, chủ yếu vẫn là vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Công tác giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh cũng còn gặp một số khó khăn, vướng mắc do các nguyên nhân khách quan, như: thời tiết không thuận lợi do mưa nhiều trong các tháng đầu năm và cuối năm, dẫn đến thời gian thi công trên hiện trường tương đối ngắn, chỉ khoảng 7-8 tháng/năm; giá cả vật liệu vẫn còn nhiều biến động; trong các tháng đầu năm, các chủ đầu tư thường tập trung hoàn thiện thủ tục đối với các dự án dự kiến khởi công mới. Công tác giải ngân vốn đầu tư công sẽ được đẩy mạnh trong các tháng tiếp theo khi dự án được triển khai.

Ông vừa nhắc đến vướng mắc trong công tác GPMB. Đây có phải là vấn đề nan giải?

Công tác GPMB còn nhiều vướng mắc do trong giai đoạn 2021 -2025, tỉnh tiếp tục thực hiện các dự án có khối lượng đền bù, di dời dân cư rất lớn trong điều kiện nhân lực còn nhiều hạn chế.

Mặc dù đã được các cấp chính quyền của tỉnh quan tâm, yêu cầu các địa phương đảm bảo mặt bằng để triển khai dự án và thi công theo tiến độ, công tác GPMB, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc.

leftcenterrightdel
 Đẩy nhanh tiến độ các dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Khối lượng công tác GPMB để thực hiện các dự án đầu tư công trên địa bản tỉnh là rất lớn. Đặc biết đối với địa bàn TP. Huế, khi Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Huế đang là đơn vị vừa phụ trách công tác GPMB của UBND TP. Huế và vừa là chủ đầu tư dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế - Hợp phần bồi thường, giải phóng mặt bằng, là dự án có khối lượng GPMB rất lớn với khoảng 4.973 hộ dân.

Công tác quản lý đất đai ở nhiều địa phương chưa chặt chẽ, dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất công và không xác định được nguồn gốc đất đai của các thửa đất bị thu hồi. Việc quản lý giá đất và thị trường bất động sản chưa theo kịp với thực tế, giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất còn thấp, không sát với giá thị trường. Điều này dẫn đến việc không ít người dân khi biết nhà, đất của mình nằm trong diện GPMB, có ảnh hưởng quan trọng đối với các dự án, lại nảy sinh tâm lý đòi hỏi hơn mức hỗ trợ, bồi thường so với quy định của Nhà nước…

Trong lĩnh vực đầu tư công, trách nhiệm của các cơ quan liên quan, đặc biệt là người đứng đầu rất quan trọng. Thời gian qua, việc xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân được tỉnh thực hiện như thế nào?

Tỉnh đã ban hành chỉ thị về thực hiện đầu tư công và các văn bản chỉ đạo điều hành, yêu cầu các dự án đã được bố trí kế hoạch vốn thực hiện (cả chuyển tiếp và khởi công mới) đến ngày 30/6 chưa giải ngân cho công tác xây lắp theo quy định trên, UBND tỉnh sẽ xem xét dừng giải ngân và điều chuyển cho các dự án khác có khả năng thanh toán; chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc chuyển vốn cho các dự án khác.

Các cơ quan, ban ngành, chủ đầu tư tăng cường công tác quản lý, lựa chọn những cán bộ có năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm để thực hiện triển khai kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước. Xử lý kịp thời các cá nhân có hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư công, gây cản trở, chậm trễ giải ngân vốn...

Lãnh đạo UBND tỉnh đã phê bình các chủ đầu tư có dự án giải ngân chậm trong các cuộc họp giao ban đầu tư công, không có trường hợp phải kiểm điểm do nguyên nhân chủ quan, chưa nỗ lực cố gắng.

Nhìn chung, thời gian qua các chủ đầu tư đã có nhiều nỗ lực, giải pháp để tháo gỡ khó khăn, thực hiện giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công trong bối cảnh địa phương phải thực hiện nhiều giải pháp để phòng, chống đại dịch COVID-19.

Năm 2023 được xem là bản lề, nhiều mục tiêu quan trọng sẽ được thực hiện. Ông có thể chia sẻ về quyết tâm của tỉnh trong thực hiện đầu tư cũng như các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư nhằm tạo động lực trong phát triển kinh tế - xã hội?

Xác định công tác thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 là mục tiêu quan trọng nhất để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã tổ chức giao sớm kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 từ cuối năm 2022, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai kế hoạch ngay từ đầu năm 2022.

UBND tỉnh cũng đã ban hành chỉ thị về thực hiện đầu tư công năm 2023, các văn bản chỉ đạo điều hành công tác thực hiện và giải ngân... Ngoài ra, tỉnh vẫn duy trì hoạt động của 4 Tổ công tác do Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng, giám đốc các sở là thành viên để hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.

Bên cạnh đó, tỉnh đã yêu cầu các sở, ngành, địa phương và các chủ đầu tư triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, đặc biệt là việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, phiền hà, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư công; Ban chỉ đạo GPMB cấp huyện ưu tiên, tập trung chỉ đạo, phối hợp cùng các chủ đầu tư tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư; yêu cầu các chủ đầu tư đăng ký và cam kết tiến độ giải ngân đối với từng dự án. Phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện từng dự án, thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ giải ngân của từng dự án, có giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, dự án để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023; triển khai sử dụng phần mềm quản lý đầu tư công của tỉnh đến toàn bộ các địa phương, Ban Quản lý dự án và chủ đầu tư để tạo môi trường thuận lợi cho công tác phối hợp trong quản lý, giám sát đầu tư công. Tạo điều kiện cho các chủ đầu tư kịp thời cập nhật tình hình thực hiện dự án, tiến độ giải ngân; đề xuất nhu cầu điều chỉnh kế hoạch vốn; báo cáo các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai để kịp thời tháo gỡ, xử lý.

Xin cảm ơn ông!

Lê Thọ (Thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững

Chiều 19/12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổng kết công tác lao động, người có công và xã hội năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có các UVTV Tỉnh ủy: Nguyễn Quang Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Chí Tài, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững
Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non

Ngày 19/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top