ClockThứ Tư, 01/01/2025 06:20

Diện mạo tầm vóc & vị thế mới

TTH - Ngày 30/11/2024, Quốc hội thông qua Nghị quyết (NQ) thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương từ ngày 1/1/2025 và NQ về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế, giai đoạn 2023 - 2025. Thành phố Huế (trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế) sẽ chia làm 2 quận Phú Xuân và Thuận Hóa. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Thừa Thiên Huế đã có cuộc trao đổi với TUV, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Huế Võ Lê Nhật (Trước ngày 1/1/2025 - thời điểm tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố Huế trực thuộc Trung ương).

Kỳ vọng đưa đô thị Huế lên một tầm cao mớiTrước thời khắc lịch sử thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

 TUV, Chủ tịch UBND thành phố Huế Võ Lê Nhật (Trước ngày 1/1/2025 - thời điểm tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố Huế trực thuộc Trung ương)

Cùng với tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố Huế trực thuộc Trung ương là 2 quận mới được thành lập trên cơ sở địa bàn thành phố Huế trước đây. Ông có thể cho biết, cơ sở của việc làm này và lý do vì sao lại đặt tên là Thuận Hóa và Phú Xuân?

Cùng với TP. Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng, thành phố Huế là thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam kể từ ngày 1/1/2025. Đây không chỉ là niềm tự hào của người dân Thừa Thiên Huế, mà còn mở ra một giai đoạn mới đầy triển vọng cho một địa phương có bề dày lịch sử và văn hóa, một vùng đất địa linh nhân kiệt.

Trên cơ sở địa bàn thành phố Huế hiện hữu, căn cứ vào NQ 54 -NQ/TW của Bộ Chính trị; trong đó, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; thành lập 2 quận mới sẽ đảm bảo tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc Trung ương, tiêu chí phân loại đô thị, tiêu chuẩn đơn vị hành chính, đảm bảo phù hợp với quy định tại Hiến pháp và quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển đô thị tỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Những cây cầu nối quận Phú Xuân và Thuận Hóa 

Theo Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh, vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam. Việc đặt tên hai quận Thuận Hóa và Phú Xuân gắn với lịch sử hình thành đô thị Huế.

Tên gọi của hai quận mới lấy tên là Thuận Hóa, Phú Xuân đã được tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, tọa đàm khoa học, lấy ý kiến các chuyên gia, nhà nghiên cứu, lấy ý kiến cử tri. Các ý kiến góp ý được tiếp thu, giải trình và hoàn thiện dự thảo một cách bài bản, chu đáo, công khai. Kết quả lấy ý kiến cho tên gọi quận phía bắc sông Hương là quận Phú Xuân, quận phía nam sông Hương là quận Thuận Hóa đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình, thống nhất với tỷ lệ rất cao.

Thời gian qua đã có những đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng trên địa thành phố Huế, ông cho biết cụ thể hơn về vấn đề này và có thể xem đó là những thuận lợi dành cho 2 quận mới?

Với nền tảng phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hiện có, thời gian qua, thành phố Huế được lãnh đạo tỉnh quan tâm tạo điều kiện tối đa mọi nguồn lực, triển khai nhanh các dự án (DA) để đầu tư nâng cấp đô thị Huế, đầu tư xây dựng cho hạ tầng, chỉnh trang đô thị, cảnh quan, hạ tầng phục vụ du lịch… Nhiều DA kết nối đô thị, các DA trọng điểm được tập trung đẩy nhanh, hoàn thành đưa vào sử dụng, như: Nâng cấp mở rộng đường Hà Nội; các DA chỉnh trang 2 bờ sông Hương, chỉnh trang các tuyến đường trung tâm thành phố... cùng các DA trọng điểm, gồm: DA Di dời dân cư khu vực I Kinh thành Huế; cầu vượt sông Hương, Green City, tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh và cầu qua cửa Thuận An, chỉnh trang đồi Vọng Cảnh…

Diện mạo đô thị Huế ngày càng khang trang, hiện đại, thông minh hệ thống hạ tầng tại các khu vực mới sáp nhập đã được nâng cấp đáng kể. Qua đó, thúc đẩy tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và còn nâng cao chất lượng, không gian sống cho người dân, phát triển du lịch…; tạo điều kiện cho việc đảm bảo các tiêu chuẩn, tiêu chí theo quy định để thành lập hai quận và tiền đề phát triển vững chắc cho hai quận.

Công tác chuẩn bị cho việc chia tách và thành lập quận mới này được triển khai ra sao, thưa ông?

Trên cơ sở chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, thành phố chủ động đề xuất phương án chia tách về nhân sự, sắp xếp trụ sở làm việc, cơ sở vật chất cho các quận, ưu tiên trước mắt là chỉnh trang trụ sở làm việc của các cơ quan thuộc quận Phú Xuân đảm bảo hoạt động và phục vụ các nhu cầu về thủ tục hành chính của người dân, không bị gián đoạn.

Song song, thành phố đã khảo sát, lập danh sách và xây dựng phương án tổng thể sắp xếp, tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và giải quyết chế độ chính sách với 2 quận sau khi hình thành sau sắp xếp, thành lập. Trong đó, trước mắt dựa trên số lượng cán bộ, công chức, viên chức của thành phố Huế hiện hữu để bố trí cán bộ, công chức, viên chức của hai quận; đồng thời sẽ tiếp nhận thêm cán bộ công chức theo Đề án của tỉnh.

Những vấn đề mà 2 quận đang tập trung xử lý trước mắt là gì? Đâu là sự khác biệt của 2 đơn vị hành chính mới này và mô hình phát triển của mỗi quận ra sao?

Như đã đề cập, 2 quận cần phải tập trung hoàn thành sắp xếp, tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, có phương án bố trí, sử dụng trụ sở làm việc, tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị để có thể vận hành ngay, kịp thời giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân. Thứ hai là, tạo điều kiện tối đa cho người dân thực hiện chuyển đổi các loại giấy tờ, tài liệu có liên quan sau khi thành lập đơn vị hành chính mới, kịp thời thông báo, hướng dẫn để người dân nếu có nhu cầu chuyển đổi đến làm thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Khi đã ổn định bộ máy, các quận cần triển khai ngay kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo đúng mục tiêu định hướng chung đã ghi nhận tại Đề án của tỉnh.

Về mặt hành chính, không có sự khác biệt lớn giữa 2 quận; về tính chất phát triển của mỗi quận theo định hướng của Đề án nhằm phát huy tối đa đặc trưng, lợi thế, tiềm năng của từng địa bàn như đã nêu ở trên chính là sự khác biệt rõ rệt. Trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có của hai khu vực, mô hình phát triển của hai quận sẽ được tập trung nghiên cứu, triển khai.

Định hướng và mục tiêu phát triển mỗi quận đã được Đề án phân tích kỹ, các quận vừa phải bám sát vào định hướng chung, nhưng cũng cần linh hoạt chỉ đạo, điều hành để tìm hướng đi cho phù hợp. Hai quận sẽ có những sứ mệnh riêng của mình. Quận Phú Xuân cơ bản sẽ tập trung bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch – kinh tế. Quận Thuận Hóa là khu vực năng động, là trung tâm chính trị, kinh tế của thành phố Huế trực thuộc Trung ương, là trung tâm hành chính chính trị toàn đô thị và cấp quận; trung tâm dịch vụ du lịch, thương mại, tài chính, y tế, giáo dục cấp quốc gia và quốc tế.

Hy vọng, với sự phấn khởi, tự hào đang lan tỏa trong toàn tỉnh và thành phố Huế; chúng ta sẽ vượt qua khó khăn, chung tay đoàn kết xây dựng địa phương ngày càng phồn vinh với diện mạo mới và tầm vóc mới tương xứng với vị thế của mình, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Xin cám ơn ông về cuộc trao đổi này!

THANH HƯƠNG (ghi)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chung sức kiến tạo diện mạo nông thôn

Trong phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, phong trào hiến đất làm đường, chỉnh trang khu dân cư đã trở thành điểm nhấn, góp phần tạo diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, hiện đại.

Chung sức kiến tạo diện mạo nông thôn
Thay đổi diện mạo cho sản phẩm truyền thống

Sau hơn 1 năm thực hiện chương trình “Thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương” thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (nhiệm vụ 844), Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế đã góp phần thay đổi diện mạo, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm truyền thống địa phương.

Thay đổi diện mạo cho sản phẩm truyền thống
Diện mạo mới đô thị Huế

Đô thị Huế đang đổi thay trên một diện mạo mới - diện mạo của đô thị trong lòng thành phố trực thuộc Trung ương.

Diện mạo mới đô thị Huế
Tạo nền tảng để thu hút các nhà đầu tư có tầm vóc

Các khu kinh tế, công nghiệp (KKT, CN) tỉnh là khu vực trọng điểm về thu hút đầu tư. Tuy nhiên, để các nhà đầu tư lớn “để mắt” cần tạo được môi trường thông thoáng cùng nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN). Xung quanh vấn đề này, Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Tuệ, Trưởng ban Quản lý các KKT, CN tỉnh.

Tạo nền tảng để thu hút các nhà đầu tư có tầm vóc
Diện mạo nông thôn mới ở Vinh An

Từ tỷ lệ hộ nghèo gần 18% cách đây hơn 10 năm, đến nay xã ven biển, đầm phá Vinh An (Phú Vang) đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) với tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 2,8%.

Diện mạo nông thôn mới ở Vinh An

TIN MỚI

Return to top