ClockThứ Hai, 25/10/2021 11:47

Đoàn ĐBQH Thừa Thiên Huế thảo luận ở tổ về Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi)

TTH.VN - Sáng 25/10, dưới sự chủ trì của UVTW Đảng, Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu, Đoàn ĐBQH Thừa Thiên Huế tiến hành thảo luận ở tổ về Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).

Ngày 22/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở tổ và hội trường về những vấn đề được cử tri quan tâmNgày 22/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở tổ và hội trường về những vấn đề được cử tri quan tâmBổ sung biên chế, có chế độ thỏa đáng cho cán bộ cơ quan tiến hành tố tụngĐóng góp ý kiến Luật Điện ảnh và Luật Thi đua Khen thưởngPhát triển thị trường bảo hiểm an toàn, minh bạch, bền vững, hiệu quảNgày 22/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở tổ và hội trường về những vấn đề được cử tri quan tâmNgày 21/10, Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội và hai dự án LuậtĐoàn Đại biểu Quốc hội Thừa Thiên Huế tham gia đóng góp ý kiến vào 2 dự án luậtƯu tiên khen thưởng đối tượng trực tiếp lao động sản xuấtĐề xuất một số đổi mới, cải tiến áp dụng ngay tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV

Tham gia phát biểu thảo luận, các ĐBQH đoàn Thừa Thiên Huế tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm (KDBH). Cho rằng, việc sửa đổi nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng; khắc phục những hạn chế, bất cập sau hơn 20 năm thi hành Luật KKDBH năm 2000, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; kiến tạo, phát triển thị trường bảo hiểm an toàn, minh bạch, bền vững, hiệu quả, tiệm cận với các thông lệ quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh và cùng với thị trường tiền tệ - tín dụng và thị trường chứng khoán trở thành các kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế.

Phó Trưởng đoàn ĐBQH Nguyễn Thị Sửu phát biểu thảo luận 

Phát biểu tại buổi thảo luận, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu cho rằng, so với Luật hiện hành, dự thảo Luật có phạm vi điều chỉnh bao quát hơn, đã bổ sung nội dung quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm; bổ sung quy định về đối tượng áp dụng để quy định rõ, cụ thể hơn những đối tượng được điều chỉnh bởi luật. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, mục tiêu xây dựng dự án Luật nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; xử lý những mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập của Luật Kinh doanh bảo hiểm với các văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội ban hành, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Để bảo đảm tính minh bạch và tránh chồng chéo trong hệ thống pháp luật, đại biểu Lê Trường Lưu đề nghị rà soát thận trọng các quy định có liên quan của Luật Phá sản, chỉ rõ khi thực hiện thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm thì sẽ áp dụng Điều 103 của dự thảo Luật thay thế những quy định cụ thể nào về thủ tục phá sản trong Luật Phá sản.

“Có ý kiến cho rằng, đối với các quy định cụ thể của dự thảo Luật về thủ tục phá sản có nội dung không phù hợp với quy định của Luật Phá sản, đề nghị cần làm rõ hơn về sự cần thiết của các quy định này, tránh tạo thêm các ngoại lệ so với quy định của Luật Phá sản, bảo đảm tính khả thi và tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Cần phải chặt chẽ bởi vì nếu khi doan nghiệp bảo hiểm phá sản sẽ gây nhiều hệ lụy và tác động đến đời sống xã hội”- Đại biểu Lê Trường Lưu nhấn mạnh.

Phó Trưởng đoàn ĐBQH Nguyễn Thị Sửu đề nghị tiếp tục rà soát các quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp trong dự thảo Luật, giải trình rõ hơn về những nội dung cần quy định đặc thù, khác với quy định của Luật Doanh nghiệp; làm rõ những nội dung nào được áp dụng theo quy định của Luật Doanh nghiệp, những nội dung nào thì phải áp dụng riêng theo quy định của Luật KDBH.

“Mục tiêu tiếp theo là cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm kết hợp với việc cải cách toàn diện công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, bảo đảm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước và phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, khách hàng, sự an toàn của cả hệ thống, tiết giảm chi phí xã hội”- đại biểu Nguyễn Thị Sửu nhấn mạnh.

Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Thị Sửu cũng cho biết, hiện nay, nhu cầu giao dịch điện tử ngày càng gia tăng nhưng rủi ro đối với người mua sắm trực tuyến cũng hiện hữu. Loại hình bảo hiểm các rủi ro trên không gian mạng bước đầu đã có đơn vị triển khai. Tuy nhiên, việc xây dựng quy phạm pháp luật cho loại hình bảo hiểm rủi ro này cũng đòi hỏi thời gian, kinh nghiệm và kỹ thuật. Đề nghị ban soạn thảo đưa ra quy định về loại hình bảo hiểm rủi ro này vào dự luật để tạo cơ sở cho việc nghiên cứu và ban hành các quy định hướng dẫn sau này.

Tin, ảnh: Thái Bình

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

Chiều 5/12, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu các địa phương.

Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm
Thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng với “Tâm thế mới, tinh thần mới, động lực mới”

Ngày 5/12, dưới sự chủ trì của UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Bí thư Đảng ủy Quân sự (ĐUQS) tỉnh Lê Trường Lưu, ĐUQS tỉnh tổ chức hội nghị ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng đảng bộ năm 2025.

Thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng với “Tâm thế mới, tinh thần mới, động lực mới”
Return to top