ClockThứ Năm, 28/03/2019 14:05

Doanh nghiệp lo hàng loạt chi phí tăng theo giá điện

Giá điện bán lẻ bình quân tăng 8,36% từ ngày 20/3 khiến doanh nghiệp lo tăng thêm chi phí đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Giá điện vừa tăng, giá xăng phải giữ: Doanh nghiệp mới lỗ một tý có gì ầm ĩ!Tiết kiệm điện để ít ảnh hưởng đến khách hàngDoanh nghiệp ứng phó với giá điện tăng

Với việc điều chỉnh tăng giá điện bán lẻ bình quân tăng 8,36% từ ngày 20/3, lên mức 1.864,44 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT), nhiều người dân, doanh nghiệp lo ngại sẽ ảnh hưởng nhiều mặt của đời sống cũng như tăng thêm chi phí đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Yêu cầu đặt ra là phải nâng cao ý thức tiết kiệm để giảm chi phí về điện.

Mọi hoạt động, sản xuất, tiêu dùng trong cuộc sống đều cần có điện, do đó, với việc tăng giá điện vừa qua sẽ kéo theo cộng hưởng khiến giá hàng hóa "té nước theo mưa" làm nhiều người dân lo lắng sẽ ảnh hưởng nhiều đến chi phí cũng như trong sinh hoạt.

Bà Trịnh Thị Thơm, ở Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm cho biết, gia đình bà gồm 7 người, mặc dù trong sinh hoạt gia đình sử dụng nhiều thiết bị có chức năng tiết kiệm điện như dùng bóng điện LED; Tủ lạnh, điều hòa, nồi cơm, bình nóng lạnh… đều có công nghệ Inverter tiết kiệm điện, tuy nhiên mỗi tháng tiền điện phải đóng là 1,2 triệu đồng. Bây giờ với mức đóng mới gia đình sẽ phải đóng thêm một khoản tiền hơn 200.000 - 300.000 đồng nữa, điều này khiến bà đang phải tính toán lại các chi phí chi tiêu trong sinh hoạt, bởi gia đình phải thuê nhà, con cháu đang tuổi đi học.

Bà Trịnh Thị Thơm bày tỏ: "Tăng giá điện liên quan đến nhiền vấn đề tăng giá, khi đó nhiều mặt hàng giá cả đều tăng lên. Gia đình tôi đi thuê nhà phải đóng một giá điện cao rồi, bây giờ lại tăng giá, người dân chúng tôi là những người lao động có thu nhập thấp. Con cái lương 4 -5 triệu đồng/tháng mà bao nhiêu chi phí phải tính, giờ lại tăng giá điện thì cuộc sống rất chật vật, khó khăn".

Việc tăng giá điện không chỉ ảnh hưởng đến người dân mà còn tác động đến chi phí đầu vào của nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo ông Phạm Trí Vĩ, Giám đốc Kinh doanh - Công ty CP Cơ khí chính xác VN-J, tăng giá điện sẽ ảnh hưởng khiến chi phí bị đội lên 12% so với trước đó. Cùng với đó, việc tăng giá này cũng ảnh hưởng lên giá cả vật tư nguyên liệu và dịch vụ từ các nhà cung cấp đều tăng theo gây khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng đưa ra các giải pháp để hạn chế thấp nhất tác động của mức giá điện mới.

Ông Phạm Chí Vĩ cho biết: "Tăng giá điện của ngành điện sẽ làm tăng giá sản phẩm trực tiếp bởi nguyên vật liệu tăng và chi phí tiền điện tăng. Tăng giá gián tiếp đó là việc tăng giá về bao bì đóng gói, khi đó giá thành phẩm cũng tăng theo khoảng 15%. Chúng tôi phải tính toán để cắt giảm chi phí, tiết kiệm điện cũng như về chi phí sản xuất".

Các chuyên gia cho rằng, tăng giá điện là hoạt động cần thiết nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia khi giá điện trong nước đang thấp hơn so với khu vực và thế giới. Cụ thể, giá điện của Việt Nam thấp hơn so với nước Đức, Bỉ đến 300 lần; trong khu vực thấp hơn giá điện của Camphuchia, Philippines đến 58%; thấp hơn giá điện của Lào và Trung Quốc 8%. Với giá điện thấp như vậy thì thu nhập của ngành điện không đủ để tái đầu tư và mở rộng quy mô ngành điện. Việc giá điện thấp như vậy khó có thể kêu gọi được đầu tư kể cả trong nước và quốc tế vào ngành điện, khi mà nhu cầu sử dụng điện trong thời gian tới rất cao. Do đó, việc tăng giá điện là cần thiết.

Đối với việc tăng giá điện liệu có ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng, cũng như mục tiêu lạm phát đặt ra dưới 4% hay không? ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết: Việc tăng giá điện ảnh hưởng đến CPI Tổng Cục thống kê đã phối hợp với các bộ ngành, tính toán kịch bản kiểm soát lạm phát theo từng tháng 1 và Tổng cục thống kê đã tính toán đến việc tăng giá điện vào thời điểm nào để đảm bảo mục tiêu CPI bình quân của năm 2019 dưới 4% theo đúng mục tiêu của Quốc hội đề ra.

Rõ ràng, việc tăng giá điện đã và đang ảnh hưởng đến đời sống cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải nâng cao ý thức tiết kiệm để giảm chi phí về điện. Đồng thời, đầu tư nguồn điện từ năng lượng tự nhiên, năng lượng mặt trời... nhằm hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp một cách bền vững.

Cùng với đó, phải đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất, tránh tổn hao về điện một cách cao nhất, từ đó để không làm tăng giá thành sản phẩm làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như mục tiêu tăng trưởng của các doanh nghiệp đã đặt ra trong năm 2019 này.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả

Xây dựng chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh và vận hành doanh nghiệp (DN) hiệu quả là nội dung khóa đạo tạo được Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tổ chức trong 2 ngày 22 và 23/11.

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả
Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc

Không chỉ là một khẩu hiệu, phong trào "Doanh nghiệp nói không với thuốc lá" đang trở thành cam kết của nhiều doanh nghiệp (DN), góp phần cùng cộng đồng bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng sống.

Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể

Trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, giải thể doanh nghiệp (DN) đã trở thành một lựa chọn bất đắc dĩ của nhiều chủ DN, nhất là các DN nhỏ và vừa. Tuy nhiên, việc không nắm các quy định pháp luật về giải thể DN, nhất là tuân thủ các nghĩa vụ thuế liên quan khiến thời gian thực hiện thủ tục giải thể DN kéo dài.

Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể

TIN MỚI

Return to top