ClockThứ Sáu, 16/09/2016 09:27

Doanh nghiệp lo lãi suất tăng

Nhiều ngân hàng cổ phần tuần qua tiếp tục tăng lãi suất tiền gửi 0,2-0,3% khiến doanh nghiệp lo lãi suất cho vay tăng theo.

Lãnh đạo một công ty may mặc tại Khu công nghiệp Tân Tạo, TP HCM cho biết, cuối năm 2015, doanh nghiệp ông có vay ngân hàng 10 tỷ đồng để mở rộng sản xuất với lãi suất 10% một năm và được điều chỉnh sau một năm.

Vị này cho rằng, với mức lãi suất hiện tại thì công ty chịu đựng được, nhưng chỉ còn khoảng một tháng nữa là ngân hàng sẽ áp theo mức lãi suất thả nổi. "Với việc đầu vào tại một số ngân hàng nhích nhẹ thời gian gần đây, tôi sợ lãi suất cho vay bị điều chỉnh tăng và như vậy sẽ tác động tiêu cực đến giá thành sản phẩm, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp", ông lo lắng.

Lãi suất cho vay trung dài hạn với các doanh nghiệp nhỏ hiện nay dao động quanh 11-12%

Giám đốc một công ty chế biến và xuất khẩu nông sản tại TP HCM cũng cho biết, trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay, doanh nghiệp không dễ đạt lợi nhuận 10%. "Nếu lãi suất cho vay tăng cao hơn mức này thì doanh nghiệp không thể nào chịu đựng nổi", ông nói.

Trao đổi với VnExpress, ông Phạm Ngọc Hưng, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội doanh nghiệp TP HCM phân tích, hiện nay có thể phân ra làm ba nhóm đối tượng doanh nghiệp là tín nhiệm cao, tín nhiệm thấp và không được tín nhiệm. Theo đó, nhóm doanh nghiệp không được tín nhiệm thì gần như không thể tiếp cận vốn vay từ ngân hàng nên họ chủ yếu huy động vốn từ nhân viên, bạn bè, người thân...

Còn nhóm tín nhiệm cao và thấp thì có thể dễ dàng vay các nhà băng nhưng sẽ chịu những mức lãi suất khác nhau. Với các doanh nghiệp được đánh giá tốt, mặt bằng lãi suất cho vay trong năm đầu tiên hiện dao động quanh 8-10% đối với trung dài hạn (sau đó thì thả nổi theo thị trường). Riêng những doanh nghiệp được đánh giá tín nhiệm thấp thì phải vay với mức bình quân tương đối cao 11-12% một năm. 

Chia sẻ về vấn đề này, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam - Phạm Hồng Hải cho rằng, lãi suất cho vay từ đầu năm đến giờ có giảm nhẹ. Tuy nhiên, ông thừa nhận thị trường hiện nay phân thành hai nhóm khách hàng rất rõ ràng. Một nhóm là khách hàng tốt thì các ngân hàng đang cạnh tranh nhau khốc liệt để thu hút những đối tượng này bằng các chính sách lãi suất thấp. "Thậm chí các ngân hàng còn chấp nhận cho những doanh nghiệp tốt vay với mức lãi suất bằng hoặc thấp hơn cả lãi suất tiền gửi", ông Hải nói.

Riêng nhóm khách hàng vừa và nhỏ, hoạt động khó khăn... thì Tổng giám đốc HSBC Việt Nam cho biết ngân hàng hơi "chùn tay". Bởi với nhóm đối tượng này, các nhà băng nếu cho vay thì ở mức lãi suất tương đối cao để có thể bù đắp lại rủi ro.

Nhìn nhận về động thái tăng lãi suất huy động của một số ngân hàng thời gian gần đây, theo ông Hải có thể đó chỉ là động thái cân đối lại nguồn vốn và tỷ lệ cho vay trên huy động. Bởi thực tế có nhà băng tỷ lệ cho vay trên tiền gửi khá cao, do đó họ phải tăng huy động (tăng lãi suất) nhằm kéo giảm tỷ lệ này xuống để đảm bảo thanh khoản an toàn hơn.

"Tuy nhiên, đây chỉ là số ít. Còn lại, đa phần các ngân hàng khác đều duy trì mặt bằng lãi suất huy động ở mức thấp nên lãi suất cho vay thời gian tới sẽ ổn định chứ không có nhiều biến động", ông Hải dự đoán.

Theo VnExpress

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung
Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

Ngày 25/10, Đoàn công tác của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Ngô Văn Cương, thành viên HĐQT NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách
CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG:
Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

Chuyển đổi số ngành ngân hàng đã và sẽ góp phần quan trọng kéo gần khoảng cách trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa..., là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ
Cần phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Nguyễn Thanh Bình tại Phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế sáng 8/10.

Cần phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top