Thế giới

Các ngân hàng trung ương thế giới tiếp tục giữ niềm tin vào vàng

ClockThứ Tư, 09/10/2024 05:55
TTH - Tạp chí The Business Times ngày 8/10 trích dẫn dữ liệu mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho hay, các ngân hàng trung ương toàn cầu hiện nắm giữ khoảng 1,16 tỷ ounce vàng, tổng giá trị lên tới hơn 3 nghìn tỷ USD.

Nền kinh tế toàn cầu đang hướng tới trạng thái bình thường mớiThống đốc Ngân hàng NN: Lãi suất sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tớiNền kinh tế đang ở thời điểm quan trọng trong cuộc chiến lạm phát

Vàng được lưu trữ tại một ngân hàng ở Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN 

Theo đó, loại kim loại quý này hiện chỉ chiếm chưa đến 1/5 trên tổng số 15,45 nghìn tỷ USD trị giá dự trữ vàng và ngoại hối do các ngân hàng trung ương thế giới nắm giữ. Dữ liệu của IMF nói thêm, trong khi tỷ trọng của đồng USD đã giảm đều đặn trong thập kỷ qua, đồng bạc xanh vẫn là tài sản dự trữ chính. Cụ thể, đồng USD chiếm 6,7 nghìn tỷ USD, tương đương 43% dự trữ vàng và ngoại hối.

Vàng đứng ở vị trí thứ 2 (19,8%), tiếp theo là đồng euro (14,7%), đồng yen Nhật (4,2%), đồng bảng Anh (3,7%), đồng đô la Canada (1,9%), đồng đô la Australia (1,7%) và đồng nhân dân tệ Trung Quốc (1,6%).

Đáng chú ý, tỷ lệ vàng trong dự trữ của các ngân hàng trung ương tăng lên, trong bối cảnh các ngân hàng trung ương đã mua 305 triệu ounce vàng trong 15 năm qua. Giá đã tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại là 2.685 USD/ounce hồi tháng 9 năm nay, và chỉ giảm nhẹ xuống còn 2.653 USD/ounce vào tối 7/10 vừa qua.

Giữa lúc giá vàng cực kỳ biến động, các nhà phân tích cho biết, tỷ lệ vàng trong dự trữ của ngân hàng trung ương toàn cầu dự kiến sẽ dao động trong những tuần tới.

Mặc dù vàng có giá trị như một tài sản tiền tệ, các chuyên gia nhận định, rất khó để dự đoán giá sẽ biến động như thế nào. Vào đầu năm nay, Hiệp hội Thị trường vàng thỏi London (LBMA) đã khảo sát hơn 20 đại lý và nhà phân tích kim loại quý. Trong đó, chỉ có một dự đoán về mức giá 2.500 USD/ounce; trong khi một số khác cho rằng, giá sẽ dao động quanh mức 2.300 USD/ounce.

Khi đà tăng lên, các ngân hàng Thụy Sĩ như UBS và Lombard Odier tiếp tục khuyến nghị vàng cho các nhà đầu tư dài hạn. Theo ông Jeffrey Christian, một nhà phân tích tại Công ty tư vấn kim loại quý CPM, giá vàng hiện tại đã tính đến tác động từ những diễn biến toàn cầu như các cuộc xung đột.

Sau khi vàng bắt đầu tăng vọt từ mức dưới 2.000 USD/ounce vào tháng 2/2024, ông Jeffrey Christian lưu ý thêm, các ngân hàng trung ương đã bắt đầu giảm lượng mua đối với kim loại này. Ngoài ra, một số ngân hàng trung ương, bao gồm cả Cơ quan Tiền tệ Singapore, đã bắt đầu thu lợi nhuận khi giá vàng vượt mức 2.400 USD/ounce.

 Theo The Business Times, mọi con mắt vẫn đang đổ dồn vào thị trường vàng ở Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ vàng lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc, sau khi Chính phủ liên bang Ấn Độ tuyên bố sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu kim loại này từ 15% xuống còn 6%. Động thái đã giúp hạ nhiệt giá cả tăng vọt, đồng thời thúc đẩy nhu cầu rất cần thiết đối với mặt hàng này trước mùa lễ hội cuối năm.

LÊ THẢO (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ cao đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án); đồng thời cho rằng, Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi

Suy thoái kinh tế được nhận định là một thách thức to lớn và thường xuyên xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử. Từ cuộc đại suy thoái đến đại dịch COVID-19 gần đây, các quốc gia đã phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn khi định hình lại các cấu trúc và đòi hỏi phải can thiệp chính sách chiến lược.

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi
Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

Ngày 25/10, Đoàn công tác của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Ngô Văn Cương, thành viên HĐQT NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách
Return to top