ClockThứ Tư, 09/03/2022 14:45

Chuyển đổi lên doanh nghiệp, cơ hội bứt phá trong kinh doanh

TTH.VN - Gặp mặt các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), cơ sở kinh doanh đăng ký tham gia các chính sách hỗ trợ của Nhà nước là nội dung hội thảo do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội DN tỉnh tổ chức ngày 9/3.

Cầu thị lắng nghe, khẩn trương xem xét, sửa đổi những vấn đề người dân, doanh nghiệp góp ýVCCI: Thận trọng trong sửa đổi các luật về thuếDoanh nghiệp vận tải điều chỉnh giá cước dịch vụ trước việc giá xăng dầu tăng cao

Nhiều chính sách tiếp sức doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp thêu may Đoan Trang chia sẻ tại hội thảo

Theo mục tiêu đề án Phát triển DN tỉnh Thừa Thiên Huế, đến năm 2025, sẽ có ít nhất 8.500 DN đang hoạt động, đạt 70 DN/vạn dân, tăng 1,5 lần so với năm 2020; tốc độ phát triển DN thành lập mới bình quân thời kỳ 2021-2025 tăng 5-10%/năm. Tổng vốn đầu tư từ khu vực DN đạt khoảng 22.000 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2020, chiếm từ 45-50% tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh. Khu vực DN đóng góp khoảng 5.500 tỷ đồng, tăng 1,4 lần so với năm 2020, chiếm từ 50-55% tổng thu ngân sách của tỉnh.

Để thực hiện mục tiêu trên, đề án đã chỉ ra bốn nhóm giải pháp chủ yếu gồm nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ DN; nhóm giải pháp về đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển DN; nhóm giải pháp về công tác xúc tiến thương mại, đầu tư; nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ DN của các cấp chính quyền.

Căn cứ vào nhu cầu đăng ký tham gia các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, đại diện các sở, ngành liên quan đã chia sẻ các nội dung hỗ trợ và giải pháp để các DN nhận được 100% các khoản hỗ trợ từ Nhà nước, đặc biệt là gói hỗ trợ về kỹ năng bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, đảm bảo tăng doanh thu từ 10% - trên 50%; đào tạo giám đốc điều hành (CEO), đảm bảo tăng năng lực lãnh đạo và quản trị DN; hỗ trợ quảng bá, kết nối thị trường cho các sản phẩm OCOP của địa phương. Hướng dẫn liên quan đến chính sách, chế độ và quy trình đề nghị được nhận hỗ trợ bảo hiểm cho người lao động mắc COVID-19.

Theo bà Lê Thị Hồng Mai, Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay, tỉnh có nhiều chính sách hỗ trợ DN vì thế khuyến khích các hộ kinh doanh tiến hành đăng ký thành lập DN. Các hộ kinh doanh, HTX thành lập DN sẽ được miễn phí hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ thành lập DN, hồ sơ chuyển đổi hộ kinh doanh lên DN. Ngoài ra, các DN mới thành lập mới cũng sẽ được hỗ trợ 4 nội dung gồm: hỗ trợ sử dụng chữ ký số công cộng; hỗ trợ chi phí hóa đơn điện tử; hỗ trợ chi phí thuê kế toán cho các DN siêu nhỏ chuyển đổi từ hộ kinh doanh và hỗ trợ lãi suất vay vốn ban đầu.

Ngoài ra, Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng đang là đầu mối triển khai các hoạt động hỗ trợ trang bị kỹ năng cho hộ kinh doanh thông qua các khóa đào tạo giám đốc điều hành, các khóa đào tạo chuyên sâu; hướng dẫn đăng ký thành công, bán hàng hiệu quả trên các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế.

Đầu tư chuẩn hóa sản phẩm

Chính sách thực tế khá nhiều song hiệu quả hoạt động hỗ trợ DN, nhất là các DN mới thành lập chưa cao, nhiều hộ kinh doanh còn ngại chuyển đổi lên DN là thực tế được các đại biểu tham dự chỉ rõ. Nguyên nhân chính là do năng lực của hộ kinh doanh trong quản lý vận hành chưa cao, chưa chú trọng nhiều đến chất lượng, thương hiệu sản phẩm, chưa mạnh dạn tiếp cận với chính sách mới.

Chuẩn hóa sản phẩm là nền tảng đưa doanh nghiệp vươn xa

Ông Cung Trọng Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh chia sẻ, để tiếp cận chính sách hỗ trợ của Nhà nước, ngoài nỗ lực của các cơ quan chức năng liên quan thì bản thân DN cũng phải phát huy nội lực. DN phải xây dựng được chiến lược kinh doanh, phát triển sản phẩm theo hướng chuẩn hóa chú trọng đến chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm và cả quyền sở hữu trí tuệ. Việc chuẩn hóa sản phẩm cũng sẽ tạo đà trong tiếp cận với thương mại điện tử thúc đẩy kinh doanh trong tình hình dịch bệnh như hiện nay.

Việc phát huy vai trò của người chủ DN, năng động trong tiếp cận chính sách, đổi mới tư duy, tham gia các lớp nâng cao năng lực người đứng đầu là những đề xuất được các đại biểu tham dự chia sẻ.

Ông Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư nhận định, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng thay đổi, nhu cầu sử dụng hàng hóa có khả năng truy xuất nguồn gốc là điều kiện và động lực đủ mạnh để các hộ kinh doanh nâng cấp lên DN. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi hiện nay để hộ kinh doanh, HTX "chuyển mình" đó là tháo gỡ những tồn tại đang gặp phải và tiếp cận với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước là một giải pháp tối ưu. Tuy nhiên, muốn làm được điều này, hộ kinh doanh, HTX cần mạnh dạn thành lập hộ kinh doanh cùng với đó là bắt tay chuẩn hóa sản phẩm làm nền tảng đưa sản phẩm vươn xa.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI là chia sẻ của ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại chương trình gặp gỡ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Câu lạc bộ FDI tổ chức tối 12/12.

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI

TIN MỚI

Franck muller mua máy đánh giày chính hãng tại: https://trungtammuasam.vn/may-danh-giay.html Ấm đun nước Russell Hobbs nhập khẩu Đức và EUCơ sở may đồng phục bếp đẹp Xe bánh mì chất lượng Quản lý công việc bằng google sheet thẩm định giá Đăk Nông 999+ Mẫu Két Sắt mini mới nhấtdịch vụ sửa khóa chất lượngQuang Huy thiết kế bếp công nghiệp và thi công trọn gói
Return to top