ClockThứ Tư, 09/03/2022 09:41

VCCI: Thận trọng trong sửa đổi các luật về thuế

Phản hồi đề nghị của Bộ Tài chính về việc rà soát, đánh giá và đề xuất sửa đổi Luật Thuế Giá trị gia tăng, Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp; đồng thời, căn cứ trên cơ sở ý kiến từ doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị Ban soạn thảo nên thận trọng trong sửa đổi các luật này.

Xử lý kiến nghị về gia hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nướcThành phố Huế: Chật vật tăng thu ngân sáchKê hoạch tăng thuế nước ngọt của Bộ Tài chính bị phản đốiTăng thuế VAT với người nghèo: Không thể tác động ít mà ngược lạiBộ Tài chính: Năm 2019 là thời điểm thích hợp để tăng thuế VATTăng thuế VAT, thêm gánh nặng cho người mua nhà giá rẻTăng thuế VAT: Đời sống người lao động đã khó lại càng khóTăng thuế VAT 12%: Dễ thu nhưng coi chừng tác động ngược

Cán bộ Sở Tài chính và Cục Thuế tỉnh Yên Bái hướng dẫn các thủ tục hành chính tại Trung tâm hành chính công của tỉnh. Ảnh minh họa: Tiến Khánh/TTXVN

Theo VCCI, thuế giá trị gia tăng đánh vào giai đoạn của sản phẩm, từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, và do đó có tác động lớn đến kinh tế - xã hội. Luật Thuế Giá trị gia tăng hiện hành quy định rất nhiều loại hàng hoá là đối tượng không chịu thuế như: sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến; giống vật nuôi, giống cây trồng; phân bón; máy móc nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ; thức ăn chăn nuôi; muối; sách báo, tạp chí; một số loại máy móc, vật tư, phương tiện trong nước chưa sản xuất được; vũ khí, khí tài; bộ phận cơ thể nhân tạo, dụng cụ cho người khuyết tật…

Việc không được coi là đối tượng chịu thuế khiến những doanh nghiệp trong nước sản xuất loại hàng hoá này để tiêu dùng trong nước không được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào. Quy định này cũng khiến các doanh nghiệp trong một số lĩnh vực trên gặp rất nhiều thiệt thòi. Các chi phí đầu vào như nguyên vật liệu, năng lượng, quảng cáo, dịch vụ mặt bằng, kho bãi, dịch vụ vận chuyển… đều có thuế giá trị gia tăng đầu vào nhưng không được khấu trừ.

Trong khi đó, hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất 0% ở nước xuất khẩu và không chịu thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam; từ đó lại có lợi thế về thuế hơn so với các sản phẩm sản xuất trong nước. Vô hình trung, quy định này khuyến khích nhập khẩu, đi ngược lại chính sách khuyến khích sản xuất trong nước.

Ngoài ra, cách tính thuế này còn dẫn đến hệ quả làm giảm động lực chuyên môn hoá và phân công lao động trong những lĩnh vực sản xuất trên. Bởi doanh nghiệp nào càng ít mua sắm, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mua ngoài thì số thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ càng ít và càng được lợi về thuế.

Từ những phân tích này, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, hạn chế tối đa phạm vi những mặt hàng thuộc diện không chịu thuế, chuyển các mặt hàng đó sang diện có chịu thuế (với mức thuế suất tuỳ vào mục tiêu chính sách, có thể là 0% hoặc 5%).

Về thuế tiêu thụ đặc biệt, hiện nay, một số doanh nghiệp phản ánh việc danh mục hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt chưa có đầy đủ các mặt hàng như các sản phẩm thuốc lá mới (như thuốc lá làm nóng), dù những sản phẩm này đã và đang được lưu thông phổ biến trên thị trường. VCCI đề nghị Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Y tế nghiên cứu, cân nhắc việc đưa các sản phẩm thuốc lá mới vào danh mục mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Ở khía cạnh khác, VCCI cho rằng, cơ quan soạn thảo cần đặc biệt thận trọng trong việc bổ sung các hàng hoá, sản phẩm vào danh mục mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Việc bổ sung một số mặt hàng tiêu dùng vào danh mục chịu thuế mới sẽ ảnh hưởng đến sức mua và tiêu dùng trong nước, đẩy giá một số mặt hàng và dịch vụ lên cao, từ đó có khả năng tác động tiêu cực đến sản xuất, doanh thu của doanh nghiệp và cơ hội việc làm của người lao động.

Các sản phẩm thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thường là các sản phẩm có tác động xấu đến người tiêu dùng nói riêng và xã hội nói chung, không khuyến khích hoặc hạn chế phát triển. Thêm nữa, Bộ Tài chính cũng cần có những đánh giá kỹ lưỡng và toàn diện về tác động kinh tế, xã hội của mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để có những cân nhắc phù hợp.

Vì thế, VCCI đề nghị đề xuất bổ sung các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cần đặc biệt thận trọng, đi kèm những đánh giá định lượng cụ thể nhằm cung cấp đủ thông tin, dữ liệu cho quá trình ra quyết định.

Theo VCCI, cộng đồng doanh nghiệp rất hoan nghênh Nghị quyết số 43/2022/NQ15 đã được Quốc hội thông qua với những giải pháp hỗ trợ về tài khoá và tiền tệ; trong đó, bao gồm việc giảm thuế giá trị gia tăng trong năm 2022 cho phần lớn các hàng hóa và dịch vụ.

VCCI rất mong chính sách này sẽ được tiếp tục duy trì sau năm 2022 đối với những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 trong thời gian qua như: du lịch, khách sạn, hàng không, hậu cần… Còn đối với những hàng hóa và dịch vụ khác, VCCI đề nghị Chính phủ xem xét bình ổn thuế suất thuế giá trị gia tăng để các doanh nghiệp có thể phục hồi và phát triển bền vững.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thái Lan dự kiến áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ tháng 1/2025

Reuters hôm nay (13/12) dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira cho biết nước này dự kiến ​​sẽ áp dụng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu là 15% đối với các công ty đa quốc gia bắt đầu từ tháng 1/2025. Theo đó, chính phủ Thái Lan sẽ khẩn trương ban hành luật về việc thu thuế, Bộ trưởng Chunhavajira nêu rõ.

Thái Lan dự kiến áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ tháng 1 2025
Doanh thu du lịch toàn cầu tăng trưởng vượt bậc trong năm 2024

Theo Báo cáo Chỉ số phong vũ biểu du lịch thế giới tháng 12/2024 của Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism), doanh thu du lịch quốc tế đã ghi nhận những kết quả nổi bật, khi hầu hết các điểm đến có dữ liệu đều tăng trưởng hai chữ số so với năm 2019.

Doanh thu du lịch toàn cầu tăng trưởng vượt bậc trong năm 2024

TIN MỚI

Return to top