ClockThứ Sáu, 19/08/2022 16:23

Chia sẻ chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

TTH.VN - Thực trạng và giải pháp chuyển đổi số (CĐS) cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là nội dung hội thảo được Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức trong chiều ngày 19/8.

Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp và chuỗi giá trị nông sảnỨng dụng công nghệ số trong văn hóa di sản là cầu nối gần hơn với du kháchCần có chiến lược xây dựng, quy hoạch cơ sở dữ liệu

Doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệp về chuyển đổi số

CĐS không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, hiệu quả quản trị nội bộ, mà còn mở ra những cơ hội tiếp cận khách hàng toàn cầu, rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ, sáng tạo ra sản phẩm dịch vụ mới, tăng trưởng doanh thu với các mô hình kinh doanh mới. Với quan điểm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, Thừa Thiên Huế luôn tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất để doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đẩy mạnh CĐS nhằm tạo ra những động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy giá trị đổi mới sáng tạo phù hợp với xu thế phát triển.

Tại hội thảo, các đại biểu tham dự cùng thảo luận các nội dung về CĐS; những khó khăn, vướng mắc trong chuyển đổi số cho DNNVV. Trong đó, chi phí đầu tư CĐS cao; hạ tầng công nghệ thông tin kém phát triển; rủi ro an ninh mạng; nguồn nhân lực CĐS hạn chế; DNNVV thiếu kiến thức thông tin công nghệ là những rào cản trong CĐS của DNNVV. Trên cơ sở chỉ ra những khó khăn trong CĐS, từ Trung ương đến địa phương đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ DN trong CĐS như hỗ trợ 50% giá trị hợp đồng tư vấn giải pháp CĐS; chi phí cho doanh nghiệp thuê mua các giải pháp CĐS, hỗ trợ đào tạo CĐS…

Các đại biểu cũng chia sẻ nhiều định hướng cũng như đề xuất, kiến nghị những chính sách để hỗ trợ các DNNVV cũng như phát triển các nền tảng, giải pháp giúp doanh nghiệp CĐS hiệu quả.

Tin, ảnh: Hoàng Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều doanh nghiệp vẫn chậm đóng bảo hiểm xã hội

Tình trạng nhiều đơn vị, doanh nghiệp (DN) chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho hàng nghìn lao động với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi người lao động (NLĐ).

Nhiều doanh nghiệp vẫn chậm đóng bảo hiểm xã hội
Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai

Ngoài nâng cao chế độ lương, thưởng, nhiều doanh nghiệp (DN) đã quan tâm hơn đến việc cải thiện môi trường làm việc và xây dựng các công trình phúc lợi giúp người lao động (NLĐ) yên tâm cống hiến, gắn bó lâu dài với DN.

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai
TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN:
Để không có vùng trắng tín dụng

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng nói riêng và các dịch vụ tài chính nói chung sẽ góp phần nâng cao năng lực của toàn xã hội, nhất là người yếu thế.

Để không có vùng trắng tín dụng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top