ClockThứ Năm, 08/08/2024 11:07

Đôi vợ chồng ở vùng cao “tham” lao động

TTH - “Vợ chồng ông Hồ Quốc ở ngoài vườn cả ngày, ít ở nhà lắm”. Đó là những lời mộc mạc, chân chất mà nhiều người dân thôn Vinh Lợi, xã Sơn Thủy (A Lưới) nói về người nông dân sản xuất giỏi, từng được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen.

Chàng trai Pa Cô lan tỏa tinh thần vươn lênChuyện ông Sáu thôn Lang Xá Bàu

 Ổi lúc lỉu quả

Khi bước vào khu vườn rộng mênh mông đầy màu sắc và sức sống của vợ chồng ông Hồ Quốc, mới hiểu những “giới thiệu” của bà con trong thôn là lời khen tặng về sự cần cù, chăm chỉ, chịu thương, chịu khó, bền bỉ và những giọt mồ hôi ngày ngày thấm xuống đất. Dù nắng hè gay gắt, nhưng những gốc ổi vẫn lúc lỉu quả. Bí đao, bí đỏ, cà chua mơn mởn, căng mọng. Những vồng cải, xà lách, ngò thơm vừa lên xanh. Rau muống, rau mồng tơi, rau diếp cá đang chờ tay người hái. Mấy luống hoa cúc, hoa đồng tiền đang đợi tới vụ thu hoạch. Hai hồ cá của gia đình ông rộng gần 1.000m2, mỗi năm thu hoạch hơn 3 tạ cá trắm cỏ, rô phi, chưa kể các loại tôm tép.

Một ngày của vợ chồng ông Hồ Quốc bắt đầu từ 3 giờ sáng. Chăm sóc, nhổ cỏ, tưới cây, bắt sâu, thu hoạch. Khi trời còn chưa kịp sáng, thôn, bản còn trong giấc ngủ, bà Trần Thị Chớ, vợ ông Quốc đã chất lên chiếc xe đạp điện đủ các loại rau quả vừa thu hoạch mang ra chợ A Lưới. Lúc này, ông Quốc cũng ra khỏi nhà, men theo những chân ruộng để thu hoạch các ống lươn, do ông đặt bẫy chiều hôm trước rồi tất tả mang lên chợ cho vợ bán.

Tàn buổi chợ, hai vợ chồng lại trở về với 7 sào đất quanh nhà. Hết gieo trồng, tưới nước lại quay qua làm cỏ, bón phân. Chiều xuống, chồng ra vườn cắt cỏ làm thức ăn cá; vợ “phụ trách” cắt rau muống, rau mồng tơi, hái cà, hái bí chuẩn bị cho buổi chợ hôm sau.

Nhiều năm nay, vợ chồng ông Quốc thực hiện hiệu quả mô hình trồng rau sạch hữu cơ trong nhà kính. Phân bón cho cây, hoa đều là phân hữu cơ truyền thống như phân chuồng (heo, gà, bò) đã được ủ hoai để loại bỏ mầm bệnh và cỏ dại, cũng như phân hủy thành chất dễ tiêu cho cây. Không bơm thuốc trừ sâu, ông bà chọn cách rọi đèn pin khi đêm xuống để bắt sâu cho cây, cho lá.

“Diện tích nhà kính của gia đình là 560m2, phần lớn được trồng cà chua, các loại rau cải, xà lách, mồng tơi… Vào mùa hè, nhiệt độ nhà kính tăng cao, nên lượng rau thu hoạch không nhiều, nhưng bù lại vào mùa mưa, nhất là vụ rau trước và sau tết, năng xuất rau thu hoạch trong nhà kính cao hơn so với trồng bên ngoài do thời tiết mưa nhiều gây úng lá. Ngày trước, vợ chồng tôi làm ruộng. Sau này thấy trồng rau cho hiệu quả kinh tế cao hơn, nên chúng tôi quyết định chuyển đổi sang chuyên trồng rau. Chịu khó học hỏi và rút kinh nghiệm từ quá trình sản xuất nên vườn rau của gia đình mang lại thu nhập ổn định, bền vững” - vợ chồng ông Quốc chia sẻ.

Cùng với các loại rau, vợ chồng ông còn trồng thêm các loại hoa như cúc, ly, đồng tiền. Ngoài hai vụ hoa cúc cho rằm tháng tư và rằm tháng bảy, ông còn tập trung cho vụ hoa tết. “Hoa tết thì tầm tháng 10 xuống giống. Năm nào gia đình tôi cũng trồng tầm 8 đến 10 nghìn cây hoa cúc; hoa ly tầm 2 đến 3 nghìn cây; đồng tiền thì hơn 1 nghìn cây. Vợ chồng tôi cắm cúi trên mảnh vườn chẳng bao giờ ngơi tay với việc chăm cây ăn trái, rau, hoa, cá. Rồi còn tranh thủ đặt ống bẫy lươn. Vất vả, nhưng vui và hạnh phúc trước thành quả lao động của mình. Cuộc sống mỗi ngày một khấm khá” – nụ cười khiến gương mặt sạm nắng gió của người nông dân miền cao rạng rỡ.

Năm 2022, Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định tặng Bằng khen vì đã có mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, là sự ghi nhận những nỗ lực của gia đình ông Quốc trong lao động, sản xuất ở địa phương. Và đối với đôi vợ chồng ở vùng cao, khí hậu khắc nghiệt, nhưng “tham” lao động, để từ đó làm chủ cuộc sống khấm khá, là “phần thưởng” quý nhất.

Bài, ảnh: Hà Lê
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Sống khỏe” bằng nghề

Khi giới thiệu về Nguyễn Văn Minh Phồn cùng cơ sở sản xuất đồ nhựa nội thất của anh, chị Hà Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Mậu (TP. Huế) cho biết, đây là gương sáng trong sản xuất, kinh doanh giỏi, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động trên địa bàn.

“Sống khỏe” bằng nghề
Anh Ngữ vượt khó thành công

Dù gặp khó do thị lực yếu, nhưng anh Nguyễn Văn Ngữ (xã Hương Phong, TP. Huế) vẫn tạo lập nên cơ ngơi khang trang nhờ hướng đi mới, đó là sản xuất các loại phân hữu cơ cung ứng cho thị trường.

Anh Ngữ vượt khó thành công
Thông tin doanh nghiệp:
Thông báo tuyển dụng lao động đợt 2 năm 2024

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế) thông báo tuyển dụng lao động đợt 2 năm 2024 như sau:

Thông báo tuyển dụng lao động đợt 2 năm 2024
“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

Ngoài mảnh đất Niêm Phò - nơi lưu giữ những những ký ức về tuổi thơ thì mảnh đất Nam Dương thuộc xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền là một phần không thể thiếu trong những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết của chàng thanh niên Nguyễn Vịnh. Và chính tại làng quê này, anh đã gặp và thầm cảm mến cô gái dịu hiền, thùy mị với đôi mắt đen thông minh có tên là Nguyễn Thị Cúc - người sau này đã trở thành người vợ thủy chung, “hậu phương” vững chắc cùng gắn bó bên nhau qua mọi gian khó, thăng trầm với người chồng của mình - Nguyễn Vịnh (sau này Đại tướng Nguyễn Chí Thanh).

“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân
Thông tin doanh nghiệp:
Đồng Phục Tiến Bảo - Thương hiệu bảo hộ lao động chất lượng uy tín

Đồng Phục Tiến Bảo là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực bảo hộ lao động tại Việt Nam, Tiến Bảo tự hào là đối tác tin cậy của hàng ngàn doanh nghiệp, tập đoàn lớn các khách hàng của chúng tôi như: Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Cao Su Miền Nam, Tập đoàn Đèo Cả…

Đồng Phục Tiến Bảo - Thương hiệu bảo hộ lao động chất lượng uy tín

TIN MỚI

24h tìm việc làm mới nhất
Return to top