ClockThứ Tư, 07/08/2024 14:17

Chàng trai Pa Cô lan tỏa tinh thần vươn lên

TTH - Biết lựa chọn mô hình làm ăn phù hợp để phát triển kinh tế gia đình, anh Nguyễn Văn Mạnh, người dân tộc Pa Cô ở xã Hồng Thái (A Lưới) là một trong những tấm gương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen về gương điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021 - 2023.

“Vua nhạc cụ” Pi Ke DơCụ già “đan bình yên”Cùng cô giáo Pa Cô vận động học sinh đến lớp

 Anh Mạnh chăm sóc đàn heo

Lúc đó là buổi trưa, khác với sự yên tĩnh bởi ai nấy đang nghỉ ngơi sau một buổi sáng lên nương, lên rẫy, không gian khu vực nhà vợ chồng anh Mạnh “nhộn nhịp” bởi đan xen tiếng đàn heo đòi ăn sau nhà, tiếng đàn gà chạy quanh sân và tiếng bò ọ. “Chẳng có trưa nào mình ngủ cả, bởi công việc không ngơi tay. Một ngày bắt đầu từ 5 giờ sáng, quần quật có khi đến 7 giờ tối mới tạm ổn. Bận rộn thế, nhưng mình thấy vui, vì “nhờ” bận mà cuộc sống gia đình mình ngày càng tốt hơn” - anh Mạnh chia sẻ cùng nụ cười mộc mạc.

Với người nông dân ở vùng cao, đất ruộng không nhiều là một hạn chế để phát triển kinh tế. Gia đình anh Mạnh có 1ha rừng. Nhưng keo, tràm phải trồng 5 năm mới cho thu hoạch, trừ tất cả chi phí cũng chỉ kiếm được hơn 30 triệu đồng. Một sào ruộng, dù là được mùa, cũng không đủ lúa gạo cho cả năm. Mảnh vườn nhỏ quanh nhà chỉ trồng chục gốc vải thiều, mấy gốc nhãn, mỗi năm cho thu hoạch chưa đến chục triệu đồng.

Trước những khó khăn, trở ngại đó, dù chăm chỉ, cần cù, nhưng cuộc sống gia đình anh Mạnh luôn thiếu trước hụt sau. Sau nhiều ngày suy nghĩ, người nông dân Pa Cô quyết định mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua bò giống, phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng chăn nuôi. Từ 3 con bò khởi điểm, hiện anh Mạnh đã phát triển đàn bò hơn chục con và luôn duy trì 4 bò mẹ để sinh sản lấy bò giống. Ngoài bán bò giống, anh Mạnh còn cung cấp bò thịt cho dự án thịt bò A Lưới.

Từ số vốn tích cóp được, anh Mạnh đầu tư xây chuồng trại để phát triển đàn heo. Thời điểm cao nhất, số lượng đàn heo của gia đình anh Mạnh lên đến 20 con heo thịt. Lúc đầu vợ chồng anh chỉ nuôi heo thịt, sau đó gầy thêm 4 heo nái. Mỗi lứa heo nái đẻ tầm 12 – 15 heo con, đủ cung cấp heo giống giúp anh duy trì, phát triển đàn.

Không dừng lại ở đó, vợ chồng anh Mạnh còn nuôi gà, nuôi thêm 2 lồng cá trắm cỏ trên sông Tà Rềnh ngay sát nhà. Cá trắm cỏ mỗi năm thu hoạch một lứa, có khi thu hoạch xen kẽ bằng cách bán cá to, giữ lại cá nhỏ để nuôi tiếp. Hai lồng cá cho thu hoạch mỗi năm mấy chục triệu đồng. Bây giờ, kinh tế gia đình anh Mạnh thuộc diện có của ăn của để. Kết quả đó được “đổi” bằng những giọt mồ hôi cần mẫn. Một ngày của vợ chồng anh Mạnh bây giờ tất bật hơn với các công việc chăm sóc đàn bò, đàn cá, đàn heo, đàn gà và quán xuyến tiệm tạp hóa nhỏ. Hết ra đồng cắt cỏ cho cá, cho bò anh Mạnh lại lên nương, lên rẫy kiếm lá môn, lá khoai cho đàn heo. Mùa vụ đến, vợ chồng anh lại bận rộn với lúa, bởi bây giờ ngoài 1 sào đất của gia đình, anh còn thuê thêm 5 sào đất để gieo cấy. 

Để công việc chăn nuôi đảm bảo bền vững, anh Mạnh tham gia khóa học về thú y, được trang bị kiến thức về phòng, chống, chữa bệnh cho gia súc, gia cầm; công tác vệ sinh thú y; cách thức sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi. Vì vậy, không chỉ thành công trong phát triển kinh tế, anh Mạnh được bà con ở địa phương tin tưởng. Nhà ai có heo, gà bệnh đều nhờ anh Mạnh đến tiêm chích, cho thuốc uống. Những dịp như vậy, anh Mạnh lại tận tình chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cho bà con, đồng thời động viên, “lan tỏa” tinh thần cố gắng khắc phục khó khăn, vươn lên trong lao động sản xuất, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bài, ảnh: Quỳnh Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiến vào kỷ nguyên mới với tinh thần độc lập, khát vọng tự cường

Hôm nay là ngày vẻ vang, là ngày Độc lập! 79 năm trước, cả dân tộc ta đã đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đánh đổ ách xiềng xích của cả đế quốc, thực dân, phong kiến. Từ thời khắc Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc Bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đất nước Việt Nam đã có tên trên bản đồ thế giới, người dân Việt Nam ngẩng cao đầu tự hào là con dân một nước tự do, độc lập.

Tiến vào kỷ nguyên mới với tinh thần độc lập, khát vọng tự cường
Khơi dậy khát vọng vươn lên trên những miền đất khó

Trong mọi hoàn cảnh, cộng đồng Dân tộc thiểu số (DTTS) là bộ phận không thể tách rời quốc gia, dân tộc. Song, đời sống của đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn. Tại Thừa Thiên Huế, sau Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ III (năm 2019), các chương trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) được đề ra đã trực tiếp quan tâm đến đồng bào DTTS. Vậy, sự chuyển biến đó đến nay như thế nào? Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với Trưởng ban Dân tộc tỉnh, ông Hồ Xuân Trăng.

Khơi dậy khát vọng vươn lên trên những miền đất khó
Olympic 2024: Trung Quốc vươn lên dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương

Theo cập nhật mới nhất từ bảng tổng sắp huy chương Olympic Paris 2024 tính đến ngày 4h30 ngày 6/8 (giờ Hà Nội), đoàn Trung Quốc đã vươn lên dẫn đầu với 21 HCV, 18 HCB và 14 HCĐ. Đoàn Mỹ xếp vị trí thứ 2 với 20 HCV, 30 HCB và 28 HCĐ. Trong khi đó, Australia đã vượt qua chủ nhà Pháp để đứng thứ 3 với 13 HCV, 11 HCB và 8 HCĐ.

Olympic 2024 Trung Quốc vươn lên dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương
Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ.

Tuổi trẻ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh đã phát huy tinh thần xung kích, có nhiều đóng góp trong phát triển kinh tế - xã hội trên hai tuyến biên giới, xây dựng niềm tin yêu của người dân.

Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ
Return to top