ClockThứ Hai, 19/06/2023 15:00

Động viên kịp thời

TTH - Khoản hỗ trợ từ 1-2 triệu đồng/người rất có ý nghĩa đối với người lao động (NLĐ) trong giai đoạn khó khăn do doanh nghiệp (DN) thiếu đơn hàng.

Doanh nghiệp và người lao động gặp khóTập trung giải quyết trợ cấp thất nghiệpĐồng hành với người lao động

leftcenterrightdel
Công nhân lao động tại các doanh nghiệp huyện Quảng Điền ký nhận tiền hỗ trợ 

Nhận được khoản hỗ trợ 2 triệu đồng/người theo Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam dành cho đoàn viên, NLĐ bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do DN bị cắt, giảm đơn hàng, 36 lao động Công ty TNHH may xuất khẩu Quảng Thành, huyện Quảng Điền phấn khởi.

Anh Nguyễn Viết Cường, bộ phận quản lý xưởng chia sẻ, từ khi tạm hoãn hợp đồng lao động, cuộc sống gia đình anh lâm vào khó khăn, chi tiêu chỉ phụ thuộc vào quán tạp hóa nhỏ của vợ. Mấy tháng liên tục, anh thỉnh thoảng đến công ty nhưng công việc bữa có bữa không.

"Khoản hỗ trợ của tổ chức công đoàn rất ý nghĩa với gia đình tôi, nhất là trong giai đoạn khó khăn này. Chỉ mong DN ổn định trở lại để NLĐ có việc làm thường xuyên", anh Cường bày tỏ.

Ông Nguyễn Văn Tiến, Giám đốc Công ty TNHH may xuất khẩu Quảng Thành cho biết, công ty chuyên sản xuất hàng may mặc sang thị trường châu Âu. Giữa cuối năm ngoái, dù gặp khó khăn nhưng ban giám đốc vẫn cố gắng tìm kiếm đơn hàng để duy trì việc làm cho NLĐ. Thế nhưng, tình hình khó khăn kéo dài buộc công ty phải tạm hoãn hợp đồng lao động với hàng chục công nhân. Mất việc tạm thời nên phần lớn công nhân gặp rất nhiều khó khăn, nhiều người phải đi phụ thợ nề để mưu sinh. Do đó, họ rất vui khi nhận được tiền hỗ trợ.

“Về phía DN, chúng tôi cũng rất biết ơn các cấp công đoàn đã hỗ trợ, động viên kịp thời cho NLĐ, giúp công ty bớt áy náy khi chưa duy trì được việc làm, thu nhập ổn định cho NLĐ”, ông Tiến nói.

Thuộc diện phải nghỉ không lương do DN khó khăn, Nguyễn Thị Hiền, công nhân Công ty CP One One miền Trung cảm động khi được nhận 2 triệu tiền hỗ trợ. Chị kể, gắn bó với công ty gần 8 năm nay, đây là lần đâu tiên chị thấy công ty khó khăn như vậy. Mấy năm trước, ngày nào cũng có tăng ca, thu nhập khoảng hơn 8 triệu đồng/tháng, đủ trang trải cuộc sống và nuôi con ăn học. Từ 4 tháng nay, công ty khó khăn chị đành nghỉ không lương, ở nhà phụ chồng chăm sóc mấy sào ruộng. “Khoản hỗ trợ từ tổ chức công đoàn khiến tôi cảm thấy ấm lòng”, chị Hiền bộc bạch.

Ông Nguyễn Bảo Phước, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP One One miền Trung cho biết, công ty có hơn 280 lao động. Từ đầu năm đến nay, vừa thiếu hụt đơn hàng vừa bị ảnh hưởng do đợt hỏa hoạn hồi tháng 3 nên càng khó khăn. Sau buổi đối thoại với toàn bộ công nhân công ty, nhiều NLĐ đã chấp nhận nghỉ chờ việc không lương, chia khó với công ty. "Cuộc sống của đa số công nhân tại công ty còn khó khăn, vất vả. Khoản tiền hỗ trợ từ 1 đến 2 triệu đồng có thể giúp họ có thêm ít chi phí trả tiền tiền học cho con, tiền điện nước", ông Phước nói.

Theo Quyết định 6696 của Tổng LĐLĐ Việt Nam, NLĐ bị giảm giờ làm việc, ngừng việc; tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày 1/10/2022 đến hết ngày 31/3/2023 thì được hỗ trợ, với mức từ 1-3 triệu đồng/người, tùy đối tượng.

Ông Trần Quang Vinh, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh cho biết, khi Quyết định 6696 được ban hành, LĐLĐ tỉnh đã tuyên tuyền, phổ biến đến các công đoàn cơ sở, đoàn viên, NLĐ; chỉ đạo công đoàn cơ sở phối hợp với chủ DN rà soát đối tượng, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định; đối với DN chưa thành lập công đoàn cơ sở, đề nghị hướng dẫn, phối hợp với người sử dụng lao động rà soát NLĐ đủ điều kiện lập hồ sơ xem xét, hỗ trợ.

Trên cơ sở đó, thành lập đoàn kiểm tra, đối chiếu với quy định, tổ chức họp xét và lập hồ sơ đề nghị LĐLĐ tỉnh phê duyệt hỗ trợ đảm bảo đúng đối tượng, đủ điều kiện theo quy định. Kết quả, LĐLĐ tỉnh trao hỗ trợ 257 người là đoàn viên, NLĐ với tổng kinh phí hơn 300 triệu đồng. Ngoài ra, công đoàn các cấp tăng cường kết nối, giới thiệu việc làm, hướng dẫn các thủ tục khi tạm hoãn hợp đồng lao động để bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, NLĐ. 

Bài, ảnh: HỒNG DIỄM
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chăm lo toàn diện đến quyền lợi cho người lao động trong Tháng Công nhân

Trong Tháng Công nhân, các cấp công đoàn triển khai nhiều hoạt động hướng về người lao động, trong đó có hoạt động đối thoại với chính quyền, chủ sử dụng lao động. Ông Phan Vân Anh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) đã có cuộc trao đổi với phóng viên xung quanh chủ đề trên.

Chăm lo toàn diện đến quyền lợi cho người lao động trong Tháng Công nhân
Hướng về đoàn viên, người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân luôn là đợt cao điểm chăm lo cho công nhân lao động. Năm nay, với chủ đề: “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", ngay từ thời điểm cuối tháng 4, nhiều hoạt động chăm lo cả về vật chất lẫn tinh thần đã được các cấp công đoàn đồng loạt thực hiện.

Hướng về đoàn viên, người lao động
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỔ XÔ RÚT BẢO HIỂM MỘT LẦN VÌ DỰ ÁN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI SỬA ĐỔI:
Cần truyền thông sâu rộng

Thông tin từ Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi liên quan đến 2 phương án rút BHXH một lần thời gian qua khiến nhiều người lao động (NLĐ) hoang mang và đổ xô nghỉ việc để rút BHXH một lần, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Cần truyền thông sâu rộng
“Phao cứu sinh” cho lao động thất nghiệp

Nhờ các chính sách hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nên nhiều người lao động (NLĐ) đã vượt qua khó khăn về kinh tế, giải quyết được vấn đề việc làm để tạo thu nhập ổn định, góp phần ổn định thị trường lao động cũng như đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

“Phao cứu sinh” cho lao động thất nghiệp
Return to top