ClockChủ Nhật, 28/04/2024 06:47

Đột phá trong thu hút đầu tư

TTH - Nhiều dự án nghìn tỷ, hàng chục nghìn tỷ được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đã khẳng định vị thế của Thừa Thiên Huế. Chưa bàn đến chuyện “xoay chuyển tình thế” trong việc sẽ tạo ra các giá trị cao, song các dự án đó minh chứng, tỉnh đã có bước đột phá trong thu hút đầu tư.

Quảng bá hình ảnh, tiềm năng địa phương tại Hoa Kỳ và Canada Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của PhápĐầu tư dịch vụ để hút khách quốc tế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khảo sát vị trí địa lý tại cảng Chân Mây 

Tạo ấn tượng đẹp trong mắt nhà đầu tư

Bên hành lang hội nghị công bố quy hoạch tỉnh, cuộc trò chuyện giữa chúng tôi với ông Nick Lee, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH EON Industry Việt Nam chủ yếu xoay quanh về môi trường đầu tư tại Huế.

Doanh nghiệp này được biết đến là một trong những đơn vị có uy tín và kinh nghiệm trên toàn cầu trong lĩnh vực thiết kế, phát triển và sản xuất mũ bảo hiểm chuyên biệt cho các môn thể thao và mũ bảo hiểm cho nhiều hoạt động khác như, mũ bảo hiểm xe đạp, mô tô, trượt tuyết, trượt ván, trượt patin,...

Ông Nick Lee bảo rằng, việc tập đoàn quyết định đầu tư tại Khu Công nghiệp Gilimex, phường Phú Bài, TX. Hương Thủy với Dự án Nhà máy sản xuất mũ bảo hiểm EON Industry Việt Nam bởi chiến lược của doanh nghiệp phù với định hướng phát triển kinh tế - xã hội và lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư của Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo.

Bây giờ, dự án có quy mô diện tích khoảng 6,1ha và tổng vốn đầu tư trên 290 tỷ đồng đã khởi công; đặt ra mục tiêu cất nóc nhà máy vào tháng 6/2024, hoàn công xây dựng nhà máy vào tháng 10/2024, lắp đặt máy móc thiết bị vào tháng 11 và vận hành thử nhà máy trong tháng 12/2024.

“Đến năm 2024, doanh thu bán hàng của chúng tôi khoảng 18 triệu USD và sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 10%/năm trở lên. Chúng tôi chọn Thừa Thiên Huế là địa điểm đầu tư bởi nơi đây có bề dày văn hóa, di sản và truyền thống lịch sử, nền ẩm thực cũng rất tinh tế. Đặc biệt, tỉnh Thừa Thiên Huế có nguồn lao động dồi dào, người dân rất thân thiện và nồng hậu. Tôi nghĩ, trong tương lai, khoản đầu tư vào dự án sẽ rất thành công. Dự kiến, chúng tôi sẽ tuyển khoảng 3.000 lao động trong năm tới”, ông Nick Lee chia sẻ.

Theo quy hoạch tỉnh, đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; đến năm 2030 là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam. Điều kiện này mở ra không gian phát triển mở rộng mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng - đô thị - dịch vụ. Trong hướng phát triển và mở rộng của Thừa Thiên Huế, đáng chú ý, Đô thị mới An Vân Dương với tổng diện tích xây dựng lên tới khoảng 2.000ha là hướng phát triển, mở rộng chính của thành phố với 5 phân khu A, B, C, D, E. 

Mới đây, tại lễ khởi công Dự án BGI Diamond Bay, ông Hoàng Trọng Đức - Chủ tịch HĐQT BGI Group, Nhà phát triển Dự án BGI Diamond Bay xúc động khi nhắc đến lời nhắn nhủ của Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu: “Doanh nghiệp phải là người thật, việc thật và làm thật”.

Do vậy, việc Thừa Thiên Huế là địa phương đầu tiên trong cả nước được BGI Group chọn để phát triển các dự án khu đô thị có quy mô lớn với 2 dự án trọng điểm là: Dự án BGI Topaz Downtown và dự án BGI Diamond Bay cho thấy, doanh nghiệp này đánh giá cao dư địa phát triển ở Huế.

“Chúng tôi cam kết mạnh mẽ trong việc triển khai đầu tư dự án, đồng thời các dự án như là một lời tri ân sâu sắc và thiết thực nhất đối với sự đồng hành hỗ trợ của tỉnh. Chúng tôi cũng muốn lan tỏa thông điệp về ý chí quyết tâm triển khai dự án cán đích theo tiến độ đề ra, đáp ứng sự kỳ vọng của lãnh đạo tỉnh đối với nhà đầu tư”, ông Đức chia sẻ.

Nắm bắt cơ hội

Trong khuôn khổ hội nghị công bố quy hoạch tỉnh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dành thời gian tham dự lễ khởi công một số dự án. Đây đều là những dự án lớn, trọng điểm của tỉnh nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Nếu như dự án Vsico Huế (bến số 4 và 5) sẽ tập trung khai thác thế mạnh của vùng Chân Mây – Lăng Cô, thì việc xây dựng Bệnh viện Quốc tế giai đoạn 2 sẽ góp phần phát triển Bệnh viện Trung ương Huế có thương hiệu quốc tế, là trung tâm y học cao cấp; trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao đạt chuẩn các bệnh viện khu vực Đông Nam Á và quốc tế, theo tinh thần Nghị quyết 54 năm 2019 của Bộ Chính trị.

Việc quyết định đầu tư tại Thừa Thiên Huế cho thấy, các nhà đầu tư đã tìm thấy “long mạch” phát triển trong tương lai. “Sau khi Cảng Vsico Huế, bến số 4, 5 đi vào hoạt động, góp phần  rút ngắn khoảng cách vận chuyển, tăng sản lượng hàng hóa thông qua tại khu vực miền Trung, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng giao thông khu vực, tăng cường giao thương hàng hóa, nâng cao vị thế cho Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và tỉnh Thừa Thiên Huế, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động trên địa bàn khu vực dự án, tăng nộp ngân sách cho Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế địa phương”, ông Vũ Đức Huề - Tổng Giám đốc điều hành Vsico nói.

Ngoài các dự án được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tại hội nghị công bố quy hoạch tỉnh, nhiều dự án được tỉnh chấp thuận chủ trương nghiên cứu đầu tư. Theo tính toán sơ bộ, tổng mức đầu tư tất các các dự án thuộc “diện” này rơi vào khoảng 5 tỷ USD. Trong đó, đáng chú ý là Dự án Nhà máy thép xanh Chân Mây, Dự án Cảng biển thép xanh, Dự án Khu nhà ở, tổng mức đầu tư dự kiến các dự án khoảng 44.000 tỷ đồng; Dự án Khu đô thị sinh thái khu vực xã Thủy Thanh và khu vực lân cận, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 22.000 tỷ đồng; Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf cao cấp, tổng mức đầy tư dự kiến khoảng 19.700 tỷ đồng; Dự án Khu Công nghiệp La Sơn (mở rộng), tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 7.000 tỷ đồng…

Sự xuất hiện của các tên tuổi lớn và đến từ nhiều thị trường đầu tư khác nhau cho thấy, họ đang rất quan tâm đến Thừa Thiên Huế, không chỉ về lượng, mà cả “chất” của dòng vốn đầu tư.

Các chuyên gia cho rằng, nếu muốn dòng vốn tăng nhanh trong thời gian tới, Thừa Thiên Huế cần dựa vào nền tảng quy hoạch tỉnh để đề ra kế hoạch, chiến lược thu hút đầu tư. “Tôi nghĩ rằng, từ quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt tạo ra cơ hội cho quỹ đất phát triển. Từ đó, mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư. Không chỉ TP. Huế mà cơ hội thu hút đầu tư đến từ nhiều lĩnh vực khác như, kinh tế biển, đô thị sân bay. Tôi kỳ vọng việc thu hút đầu tư thời gian tới sẽ đóng góp vào việc nâng cao vị thế trung tâm của vùng Duyên hải miền Trung cho Thừa Thiên Huế”, TSKH. KTS Ngô Viết Nam Sơn nhận định.

Để tạo đột phá trong thu hút đầu tư, theo lãnh đạo tỉnh, thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục cải thiên môi trường đầu tư, ban hành chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp, tạo quỹ đất thu hút các dự án đầu tư mới. Triển khai đào tạo lao động trong các ngành nghề chất lượng cao. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tiếp tục nâng cao hơn nữa các chỉ số như PAPI, PCI...; chuẩn bị tốt các dự án, lĩnh vực mời gọi đầu tư để đón các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư lớn, có tiềm năng.

Xuân Nhi
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua các hoạt động đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư đã và đang tạo được hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động xúc tiến đầu tư cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện
Đột phá trong giai đoạn mới

Tháng 12/2020, UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Phát triển thể thao thành tích cao giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”. Và với nhiều chính sách, đãi ngộ, đầu tư… được nâng lên, tin tưởng trong giai đoạn 2025 - 2030, thể thao Huế sẽ có bước đột phá như kỳ vọng.

Đột phá trong giai đoạn mới
Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế
Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 13/12 công bố báo cáo “Tương lai của năng lượng địa nhiệt” cho hay, trong bối cảnh nhu cầu điện toàn cầu dự kiến tăng mạnh, các công nghệ mới đang mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt để cung cấp năng lượng sạch 24/7 tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt

TIN MỚI

Return to top