ClockThứ Tư, 28/12/2022 08:32

Gần 54.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở

TTH - Với mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, việc tổ chức điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở (PTNO) của tỉnh đến năm 2030 là hết sức cần thiết, cấp bách, để đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật về nhà ở, đô thị và xây dựng các quy hoạch (QH), chỉ tiêu của tỉnh trong giai đoạn tới.

Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sảnTạo đột phá mới trong phát triển nhà ở xã hộiCơ sở để kinh tế Việt Nam phục hồi, phát triển trong năm 2022

Quỹ đất cho phát triển nhà ở của Thừa Thiên Huế vẫn còn khá nhiều

Kêu gọi đầu tư phát triển nhà ở

Theo định hướng phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Huế được xác định là một trong số các đô thị lớn, là một trong các cực tăng trưởng tạo động lực phát triển và gắn với việc phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của Huế và theo định hướng tại Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị - xác định mở rộng địa giới hành chính đô thị để hình thành đô thị trung tâm và các đô thị động lực. Do vậy, rất nhiều nhà đầu tư đã quan tâm nghiên cứu dự án (DA) tại các quỹ đất mở rộng địa giới hành chính này để đề xuất DA kêu gọi đầu tư.

HĐND tỉnh vừa ban hành Nghị quyết điều chỉnh Chương trình PTNO tỉnh đến năm 2030. Mục tiêu điều chỉnh làm cơ sở để quản lý công tác PTNO và triển khai thực hiện các DA nhà ở điều chỉnh, bổ sung, thu hút các nguồn đầu tư PTNO. Qua đó, từng bước nâng cao tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh; phát triển đô thị và nông thôn bền vững theo hướng văn minh, hiện đại và giữ gìn bản sắc địa phương. Huy động vốn đầu tư của các thành phần kinh tế và của xã hội tham gia PTNO; khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai; thúc đẩy hình thành, phát triển và chủ động bình ổn thị trường nhà ở góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản; xây dựng, quản lý và vận hành cơ sở dữ liệu về nhà ở trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, chỉ tiêu PTNO đến năm 2025, với diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt 27m2 sàn/người. Trong đó, diện tích nhà ở bình quân tại đô thị đạt 29m2 sàn/người, diện tích nhà ở bình quân tại nông thôn đạt 25m2 sàn/người. Diện tích sàn xây dựng mới tăng thêm khoảng hơn 5 triệu m2 sàn. Chỉ tiêu PTNO đến năm 2030, với diện tích sàn xây dựng mới tăng thêm khoảng 6,5 triệu m2 sàn. Chất lượng nhà ở kiên cố toàn tỉnh đạt khoảng 99%, trong đó đô thị đạt 100% và tại nông thôn đạt 98%.

Nhu cầu về nhà ở, dự báo đến năm 2025, nhà ở xã hội phát triển thêm khoảng 381 ngàn m2 sàn, nhà ở tái định cư phát triển thêm khoảng 120.540m2 sàn, nhà ở thương mại phát triển thêm khoảng 2,6 triệu m2 sàn, còn lại khoảng 1,9 triệu m2 sàn PTNO hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng. Dự báo đến năm 2030, nhà ở xã hội phát triển thêm khoảng 476 ngàn m2 sàn, nhà ở tái định cư phát triển thêm khoảng 130 ngàn m2 sàn, nhà ở thương mại phát triển thêm khoảng 3,7 triệu m2 sàn, còn lại khoảng 2,1 triệu m2 sàn PTNO hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng.

Nhu cầu về quỹ đất, dự báo đến năm 2025, nhu cầu đất ở tăng thêm khoảng 2.802ha. Trong đó, quỹ đất PTNO xã hội khoảng 212ha, PTNO tái định cư khoảng 67ha, PTNO thương mại khoảng 1.458ha và còn lại khoảng 1.062ha PTNO hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng. Dự báo đến năm 2030, nhu cầu đất ở tăng thêm khoảng 3.671ha.

Kế hoạch phát triển nhà ở trong tương lai vẫn ưu tiên phát triển các khu nhà ở cao tầng

Tập trung phủ kín quy hoạch chi tiết

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương, tỉnh đang phê duyệt DA quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch khu công nghiệp. Trong đó, ưu tiên bố trí quỹ đất để PTNO bảo đảm phù hợp với QH, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt nhằm đáp ứng phát triển các DA đô thị, DA PTNO xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư. Quá trình lập QH đô thị, thực hiện điều chỉnh, QH lại, tái thiết các khu dân cư hiện hữu theo hướng giảm mật độ tập trung dân cư kết hợp mô hình nhà ở cao tầng hiện đại, đảm bảo đồng bộ hạ tầng, hoặc có kế hoạch cải tạo, nâng cấp hạ tầng khu dân cư hiện hữu.

Để làm được điều này, theo Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Đại Viên, tỉnh tập trung phủ kín QH chi tiết trên cơ sở QH chung đô thị, QH nông thôn mới; thường xuyên rà soát các QH được phê duyệt nhưng thời gian thực hiện kéo dài, thiếu khả thi để điều chỉnh hoặc xóa bỏ. Nâng cao năng lực của chủ đầu tư thực hiện DA PTNO thông qua bổ sung quy định về các điều kiện cần đáp ứng của nhà đầu tư bảo đảm chủ đầu tư phải có đủ chức năng, năng lực, kinh nghiệm thực hiện các DA nhà ở, ưu tiên chủ đầu tư có phương án được đánh giá cao về giải pháp QH, kiến trúc, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tiến độ thực hiện DA, đưa công trình vào sử dụng, giải pháp quản lý vận hành.

Cùng với đó, tăng cường hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư theo đó chủ yếu thực hiện thông qua phương thức đấu giá, đấu thầu cho các dự án phát triển đô thị, PTNO, PTNO xã hội, DA cải tạo, xây dựng lại chung cư. Tăng cường hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và nhà ở; hoàn thiện việc xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản để đảm bảo tính công khai, minh bạch. Đồng thời, nâng cao hiệu quả của các hoạt động kiểm tra, xử lý, ngăn chặn sai phạm trong kinh doanh nhà ở và bất động sản.

Nhu cầu về vốn, dự báo đến năm 2025, có tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn tỉnh khoảng 41.705 tỷ đồng. Trong đó, nhu cầu vốn PTNO xã hội khoảng 2.675 tỷ đồng, nhà ở để phục vụ tái định cư khoảng 966 tỷ đồng, nhà ở thương mại khoảng 22.714 tỷ đồng và còn lại khoảng 15.328 tỷ đồng PTNO hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng. Dự báo, đến năm 2030 tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn tỉnh khoảng gần 54.000 tỷ đồng.

Bài, ảnh: THÁI BÌNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn 14,7%

Chiều 24/12, Chi cục Dân số tỉnh tổ chức tổng kết công tác Dân số và phát triển năm 2024; đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Dự và chỉ đạo có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn 14,7
Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả

TIN MỚI

Return to top