ClockThứ Hai, 17/05/2021 08:30

Giá thép tăng trên toàn cầu, Việt Nam đứng trước nhiều nỗi lo

Việc giá thép trong nước tăng cao phần nào chịu nhiều ảnh hưởng từ thị trường thế giới và cung cầu trên thị trường. Do vậy, muốn giảm được giá thép thì phải giảm được giá thành sản xuất, muốn giảm được giá thành thì cần bàn tay Nhà nước.

Bộ Công Thương lý giải việc giá mặt hàng thép liên tục tăng "phi mã"Thép Việt Nam vẫn gặp khó tại một số thị trườngNgành thép tránh 'tầm ngắm' phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương vừa có văn bản đề nghị Hiệp hội Thép Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thép rà soát, xem xét các vấn đề liên quan đến nguyên liệu đầu vào, tiết giảm các chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, có biện pháp tăng công suất sản xuất thép để đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước, hạn chế xuất khẩu các mặt hàng, sản phẩm thép trong nước đang có nhu cầu.

Bộ cũng đề nghị thực hiện việc rà soát các đại lý phân phối trong việc cung cấp hàng đến các hộ tiêu thụ, người tiêu dùng, tránh các hiện tượng găm hàng, đẩy giá và cạnh tranh không lành mạnh.

Giá thép toàn cầu tăng mạnh, trong đó có Việt Nam. Ảnh: Lương Bằng

Phân tích lý do giá thép tăng cao, Hiệp hội Thép đánh giá nguyên nhân đầu tiên do ảnh hưởng của thị trường nguyên liệu và sản phẩm thép thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, thị trường chiếm gần 60% sản lượng thép thô toàn cầu. Các yếu tố chính chi phối thị trường này, khiến giá thép toàn cầu biến động là: Nguồn cung thép thắt chặt theo chính sách của Chính phủ Trung Quốc về kiểm soát ô nhiễm; nhu cầu tiêu thụ thép nội địa của nước này tăng cao do kinh tế phục hồi và kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2021-2025.

Ngoài ra, Trung Quốc còn có chính sách giảm hoàn thuế xuất khẩu từ 13% xuống 9%, thậm chí 0% để giảm sản lượng xuất khẩu thép; chi phí sản xuất thép của Trung Quốc năm 2020 cao hơn so với các quốc gia làm nhập khẩu bán thành phẩm (thép thô), lên mức cao nhất trong lịch sử vào quý 3/2020.

Một yếu tố khác khiến giá thép tăng cao là do nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi, điều này đồng nghĩa nhu cầu về thép của thế giới tăng, trong khi dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và các tổ chức quốc tế đều khẳng định công suất thép toàn cầu năm nay chưa thể phục hồi như trước đại dịch.

“Điều đó có nghĩa, giá thép sẽ có khả năng còn tăng”, Hiệp hội Thép Việt Nam lưu ý.

Chưa kể, giá thép tăng còn do tác động của cước phí vận chuyển tăng cao, thiếu container tàu biển. Nguyên liệu (quặng sắt, phế thép), nhiên liệu và vật liệu tiêu hao thường xuyên (than mỡ, coke, điện cực, trục cán, vật liệu chịu lửa,... ), thiết bị dự phòng cho sản xuất thép hầu hết được nhập khẩu, nên thị trường thép Việt Nam chịu chi phối bởi thị trường toàn cầu.

“Diễn biến tăng giá gần đây là theo quy luật thị trường khi giá nguyên vật liệu để sản xuất thép toàn cầu tăng bất thường, giá thép thô và thép thành phẩm trên thế giới tăng và diễn biến phức tạp, khó lường”, Hiệp hội Thép nhận định.

Chưa thiếu thép, nhưng lường trước rủi ro

Chia sẻ với PV, đại diện Bộ Công Thương cho biết các doanh nghiệp hiện đều đảm bảo nguồn cung thép trên thị trường, chưa có hiện tượng thiếu thép. Việc điều hành quản lý của nhà nước cũng không thể cấm doanh nghiệp xuất khẩu thép mà chỉ đề nghị hạn chế.

Hiệp hội Thép cũng khẳng định: Năm 2021, nhu cầu thép của Việt Nam sẽ tăng khoảng 7-10% so với năm 2020. Sản xuất thép của Việt Nam đáp ứng đủ nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu một phần ra nước ngoài.

Để đáp ứng cho sản xuất, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu nhiều loại nguyên vật liệu. Bên cạnh đó, các sản phẩm thép xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đối diện với chủ nghĩa bảo hộ ngày càng gia tăng của các quốc gia trên toàn cầu. Do đó, thị trường thép Việt Nam sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng của thị trường thép thế giới.

Trước tình hình đó, Hiệp hội Thép Việt Nam đã có văn bản khuyến nghị các doanh nghiệp thành viên thực hiện một số giải pháp nhằm góp phần bình ổn thị trường trong nước như, tiếp tục phát huy công suất, đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm thép, tổ chức hệ thống phân phối hợp lý để ổn định nguồn cung trong nước, đáp ứng đủ nhu cầu thị trường; tăng cường hợp tác phối hợp, ưu tiên nguồn nguyên liệu và thép thô cho thị trường trong nước; tiết giảm chi phí sản xuất, đồng thời bảo đảm giá bán hợp lý.

Từ tháng 2, khi giá thép tăng cao, Bộ Công Thương đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất một loạt giải pháp. Cơ quan này cũng chỉ ra, giá thép tăng do nhu cầu từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh.

Theo Bộ Công Thương, trong năm 2021, Việt Nam tiếp tục phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép như quặng sắt khoảng hơn 18 triệu tấn, thép phế liệu khoảng 6-6,5 triệu tấn, than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn và điện cực graphite khoảng 10.000 tấn.

Việc giá quặng sắt, thép phế liệu, quặng nguyên liệu thô và than mỡ luyện cốc,... vẫn duy trì ở mức cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất thép và thị trường thép trong nước. Như vậy, cán cân thương mại đối với sản phẩm thép sẽ tiếp tục bị thâm hụt trong năm 2021 (trong năm 2020 thâm hụt hơn 6,4 tỷ USD).

Bộ Công Thương khi đó đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính có chính sách điều tiết thuế thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng thép có biến động lớn về giá; nghiên cứu, áp dụng thuế xuất khẩu đổi với mặt hàng phôi thép cuộn cán nóng và thép xây dựng khi nguồn cung trong nước bị thiếu hụt.

Góp ý về giá thép, Tổng cục Thống kê khi đó cũng đề nghị Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thép giảm các chi phí đầu vào do Nhà nước quản lý giá.

Đối với thép cuộn cán nóng, hiện chỉ có Formosa và Hòa Phát sản xuất được, còn phần lớn vẫn phải nhập khẩu. Bộ Công Thương dự báo thép cuộn cán nóng thời gian tới sẽ vẫn mất cân đối cung - cầu (sẽ càng tăng) do nhu cầu thép phục vụ ngành cơ khí chế tạo và công nghiệp hỗ trợ ngày càng tăng.

Do vậy, để tăng nguồn cung các loại thép phục vụ ngành cơ khí, chế biến chế tạo, Chính phủ cần có những chính sách thuế, ưu đãi đầu tư để thu hút các nhà đầu tư sản xuất mở rộng sản xuất hoặc thu hút các nhà đầu tư mới có tiềm năng phát triển các dự án sản xuất thép cán nóng.

Theo Vietnamnet

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết

Tối 21/12, tại Sân vận động Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đội tuyển Việt Nam đã có trận đấu gặp đội tuyển Myanmar trong khuôn khổ bảng B, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Cup 2024). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến xem, cổ vũ và tặng hoa cho các cầu thủ.

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết
Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
ATIA: Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA) cho thấy, người dân nước này đang tiếp tục đi du lịch với số lượng kỷ lục, trong đó Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia là những điểm đến ghi nhận mức tăng trưởng hàng đầu. ATIA cho biết chỉ riêng trong tháng 10/2024, đã có 1,66 triệu người Australia khởi hành đến các điểm đến quốc tế, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

ATIA Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

TIN MỚI

Return to top