ClockThứ Ba, 13/12/2022 07:00

Giải tỏa “cơn khát” vốn mùa cao điểm

TTH - Cuối năm là lúc doanh nghiệp (DN) vào cuộc đua cao điểm sản xuất, kinh doanh phục vụ Tết Nguyên đán. Nhu cầu vốn của DN do vậy cũng tăng. Song theo phản ánh của DN, việc tiếp cận vốn thông qua các tổ chức tín dụng không hề dễ dàng như mọi năm.

Doanh nghiệp cần có lộ trình khi chuyển đổi sốDoanh nghiệp giúp nhau tiêu thụ sản phẩm

Các ngân hàng triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất

Nhu cầu vốn lớn

Để sẵn sàng cung ứng hàng hóa, dịch vụ trong dịp tết, nhiều DN sản xuất, kinh doanh dịch vụ đã có những đầu tư chuẩn bị đầy đủ hàng hóa cung cấp cho thị trường. Điều này vô hình tạo nên một áp lực rất lớn lên nguồn vốn huy động phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Một DN kinh doanh trong lĩnh vực quà tặng đặc sản chia sẻ rằng, cuối năm nhu cầu quà tặng tăng mạnh nên chúng tôi phải chuẩn bị sẵn nguồn hàng lớn cho các đơn hàng trong thời điểm này. Điều này đồng nghĩa chi phí bỏ ra cho các khâu chuẩn bị lượng hàng hóa là rất lớn. Lượng hàng phân phối lớn, trong khi đó, chính sách cho các đầu mối phân phối nợ một phần tiền hàng tạo nên áp lực không nhỏ cho DN, chưa kể là các chi phí về tồn kho trong giai đoạn này cũng sẽ tăng lên. Điều này đòi hỏi DN cần một nguồn tiền dự phòng khá lớn, nếu không có tiền dự phòng thì DN phải tìm đến ngân hàng để hỗ trợ tài chính. Tuy nhiên, việc tiếp cận vốn hiện nay khá khó khăn, nhất là khi DN không còn tài sản thế chấp hay uy tín trong tín dụng bị giảm sút do hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng trong hơn 2 năm dịch bùng phát.

Nhu cầu vốn lớn nhưng không thể tiếp cận vốn vay, nhiều DN phải huy động vốn từ các nguồn khác nhất là từ người thân, bạn bè hay cân đối nguồn hàng để đảm bảo lượng hàng tồn kho ít nhất. Thay đổi chính sách bán hàng (giảm tỷ lệ bán nợ hàng hóa) cũng là cách giúp DN giảm áp lực vốn trong thời điểm này.

Không chỉ các DN sản xuất, các DN kinh doanh dịch vụ cũng cần một lượng vốn không nhỏ để nhập hàng hay đổi mới, xúc tiến đưa các sản phẩm dịch vụ mới ra thị trường trong mùa cao điểm cuối năm.

Theo đánh giá của ông Dương Tuấn Anh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp, nhu cầu vốn vay cả ngắn hạn lẫn trung và dài hạn của DN đang rất lớn. Nhất là trong những tháng cuối năm này, DN cần vốn để đầu tư phục vụ cho hoạt động cung ứng hàng hóa, dịch vụ cuối năm nên nguồn vốn càng trở nên bức thiết.

Giảm lãi suất cho các lĩnh vực ưu tiên

Trước áp lực vốn cuối năm, NHNN vừa quyết định cấp tiếp hạn mức tăng trưởng tín dụng thêm 1,5%-2% trong năm 2022. Điều này đồng nghĩa, NHNN sẽ cung ứng khoảng gần 200.000 tỷ đồng vốn tín dụng ra thị trường trong dịp cuối năm.

Theo đánh giá cũng như kỳ vọng của DN, động thái này không chỉ góp phần giải tỏa một phần nhu cầu vốn cuối năm của DN và người dân, mà còn hỗ trợ DN duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định thị trường và thúc đẩy tăng trưởng trong tháng cuối năm và những tháng đầu năm tới.

Cùng với đó, nhiều ngân hàng cũng đã chủ động điều chỉnh giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ người dân, DN. Tuy nhiên, các chính sách này có sự khu biệt đối tượng khá rõ ràng. Cụ thể, chính sách giảm lãi suất tập trung chủ yếu cho những lĩnh vực ưu tiên như: DN, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; giao thông vận tải; khách hàng DN vừa và nhỏ; siêu nhỏ… Và hầu như các ngân hàng đều không áp dụng các chương trình giảm lãi suất với các khoản vay chứng khoán, vay kinh doanh bất động sản…

Cụ thể, Ngân hàng Vietcombank điều chỉnh giảm lãi suất tới 1%/năm đối với các khoản vay VNĐ cho các khách hàng DN và khách hàng cá nhân hiện hữu, từ 1/11 đến hết 31/12/2022. Agribank thì chủ động giảm tiếp 20% so với lãi suất cho vay đang áp dụng đối với dư nợ bằng VNĐ phát sinh từ 1/12 đến 31/12/2022. Và HDBank cũng triển khai giảm lãi suất cho vay lên đến 3,5%/năm áp dụng đối với các khoản ký hợp đồng kể từ 1/11 đến 31/12/2022. Nhiều ngân hàng khác cũng mạnh dạn triển khai nhiều chương trình hỗ trợ khách hàng vay vốn trong dịp này để thúc đẩy tăng trưởng.

Tuy nhiên, theo lưu ý của đại diện Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thừa Thiên Huế, các tổ chức tín dụng phải cân đối vốn phù hợp để cấp tín dụng, tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên như: nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, DN nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ... Ngoài ra, việc mở rộng tín dụng cũng phải đi đôi với việc kiểm soát rủi ro để bảo đảm thanh khoản, an toàn hoạt động, bảo đảm khả năng chi trả cho DN và người dân, nhất là dịp Tết Nguyên đán.

Bài, ảnh: Hoàng Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI là chia sẻ của ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại chương trình gặp gỡ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Câu lạc bộ FDI tổ chức tối 12/12.

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI
Từ 1/1/2025: Doanh nghiệp cần cập nhật thông tin đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp (DN) sẽ không tốn bất kỳ khoản phí và lệ phí nào liên quan thủ tục cập nhật thông tin địa giới hành chính của DN. Đó là khẳng định của bà Nguyễn Thị My My, Phó Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư với Báo Thừa Thiên Huế. Bà My cho biết thêm:

Từ 1 1 2025 Doanh nghiệp cần cập nhật thông tin đăng ký kinh doanh
Return to top