ClockThứ Hai, 21/10/2024 14:16

Giảm nghèo từ tín dụng ưu đãi

TTH - Cùng với các chương trình, hoạt động thiết thực nhằm chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV), hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn TP. Huế đã được tiếp cận nguốn vốn vay từ chính sách tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) TP. Huế để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo động lực để thoát nghèo bền vững.

Hỗ trợ nền kinh tế phải song hành với mục tiêu an toàn hệ thốngHiệu quả từ vốn vay cho người lao động đi làm việc ở nước ngoàiTín dụng đã phục hồi

Ngân hàng CSXH TP. Huế giải ngân vốn cho các khách hàng vay 

Gia đình thuộc diện hộ cận nghèo vì có chồng thường xuyên đau ốm, nuôi mẹ già và 2 con ăn học nên cuộc sống của chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền, xã Phú Mậu, TP. Huế gặp không ít khó khăn. Sau khi được Hội LHPN xã tư vấn, hướng dẫn thủ tục, cuối năm 2022 chị Tuyền mạnh dạn làm hồ sơ vay vốn từ Ngân hàng CSXH TP. Huế với số tiền vay 50 triệu đồng, lãi suất 6,6%/năm.

“Sau khi giải ngân nguồn vốn vay, gia đình tôi đã đầu tư mua sắm nguyên, vật liệu, thiết bị để chồng duy trì và phát triển nghề cơ khí phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn, đồng thời tạo việc làm và thu nhập ổn định để nuôi các con ăn học. Nhờ chính sách tín dụng ưu đãi của Ngân hàng CSXH, gia đình có thêm vốn để phát triển nghề, tăng thu nhập, hàng tháng tiết kiệm để trả nợ gốc và lãi nên hiện cuộc sống gia đình ổn định hơn trước”, chị Tuyền chia sẻ.

Cùng hoàn cảnh với chị Tuyền, qua quá trình bình xét, tháng 2/2024 chị Nguyễn Thị Phượng Liên, phường An Hòa (hộ nghèo) cũng được tổ trưởng tổ dân phố xét chọn vay vốn của Ngân hàng CSXH để phát triển nghề làm nón lá. “Trước đây, mỗi lần khách đặt nón lá nhiều nhưng không có vốn để mua nguyên, phụ liệu nên tôi đành từ chối. Sau khi được giải ngân 30 triệu đồng từ nguồn vốn vay dành cho hộ nghèo, cả 2 vợ chồng tập trung chằm nón vì không còn lo thiếu nguyên, phụ liệu nên khá thoải mái, đồng thời cố gắng làm nghề để ổn định cuộc sống và nỗ lực để thoát nghèo”, chị Liên cho hay.

Theo bà Nguyễn Thị Yến, Phó Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng - phụ trách tín dụng tại Hội sở tỉnh, 9 tháng đầu năm nay, đơn vị đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho 21 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn TP. Huế vay vốn với doanh số cho vay 910 triệu đồng; dư nợ đến ngày 30/9/2024 hơn 7,9 tỷ đồng, với 330 khách hàng đang còn dư nợ. Số liệu này cho thấy, các chương trình chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn thành phố đã góp phần giúp cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, mới thoát cận nghèo tiếp tục có vốn sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện cho các gia đình thoát nghèo bền vững.

Nhằm tạo điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận với nguồn vốn vay từ chương trình tín dụng ưu đãi, thời gian tới, đơn vị tiếp tục phân bổ nguồn vốn vay thông qua các tổ tiết kiệm vay vốn ở các điểm giao dịch tại các xã, phường trên địa bàn thành phố. Đồng thời, phối hợp với các đoàn thể như hội LHPN, nông dân, cựu chiến binh, đoàn thanh niên… cùng sự giám sát của tổ trưởng tổ dân phố giúp người dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay, cũng như đôn đốc công tác trả nợ đúng hạn.

Phó Chủ tịch UBND TP. Huế, ông Trương Đình Hạnh cho biết, năm 2025 thành phố tiếp tục xác định mục tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo đa chiều bền vững. Trên cơ sở các nhiệm vụ cấp bách thuộc Chương trình GNBV giai đoạn 2021 - 2025, Huế đang phấn đấu cuối năm 2024, toàn thành phố giảm từ 110 - 130 hộ nghèo, đảm bảo đạt và vượt chỉ tiêu của tỉnh phân bổ.

Để đạt và vượt mục tiêu đề ra, thời gian tới, thành phố tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời huy động sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn xã hội để người nghèo, người yếu thế trên địa bàn được tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản, các chính sách, như: tín dụng ưu đãi, bảo hiểm y tế, giáo dục, nhà ở, tiền điện, đào tạo nghề, hỗ trợ sinh kế..., góp phần cải thiện và nâng cao điều kiện sống của người dân.

Bài, ảnh: Ngọc Khánh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng các giải pháp giảm nghèo

Là địa phương nằm ở vùng ven thành phố, số hộ nghèo trên địa bàn phường Hương Vinh (TP. Huế) khá đông. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV), bằng nhiều cách làm và đa dạng các giải pháp giảm nghèo, đến cuối tháng 11/2024, toàn phường chỉ còn 10 hộ nghèo, vượt 400% so với chỉ tiêu thành phố giao.

Đa dạng các giải pháp giảm nghèo
Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền

Với mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, tiến đến đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao, Quảng Điền đã triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp an sinh xã hội. Trong đó, việc ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với các mô hình giảm nghèo hiệu quả được ưu tiên triển khai đã góp phần giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền
Đồng bộ giải pháp giảm nghèo

Với nhiều mô hình và cách tiếp cận để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo hiệu quả, giai đoạn 2022 - 2024, phường Hương Sơ (TP. Huế) đã giảm được 89 hộ nghèo, đưa số hộ nghèo từ 123 hộ xuống còn 34 hộ vào thời điểm cuối tháng 10/2024.

Đồng bộ giải pháp giảm nghèo
Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

Huyện miền núi A Lưới đã vinh dự khi được công nhận thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ từ chính quyền và cộng đồng, đặc biệt có vai trò của các già làng, người có uy tín (NCUT). Với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, họ đã trở thành cầu nối, giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo
Tận tâm hơn nữa với công tác giảm nghèo

Tại hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác giảm nghèo bền vững (GNBV) trong 9 tháng đầu năm 2024, qua rà soát đến thời điểm hiện tại, số hộ thoát nghèo trên địa bàn huyện là 565 hộ; trong đó, có 358/477 hộ cận nghèo, 207/196 hộ nghèo (vượt so với chỉ tiêu đăng ký đầu năm). Đây là minh chứng cho sự nỗ lực, đồng lòng của các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân Phú Vang.

Tận tâm hơn nữa với công tác giảm nghèo
Return to top