ClockThứ Tư, 21/04/2021 09:55

Giảm thiểu rủi ro về nguồn gốc đảm bảo xuất khẩu gỗ bền vững

Việc đảm bảo tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu nhập khẩu là vấn đề rất quan trọng của ngành lâm nghiệp nói chung, ngành chế biến xuất khẩu gỗ nói riêng.

Gỗ, thủy sản… bứt tốc vào EU“Mục tiêu kép” về an ninh lương thực và xuất khẩu nông lâm thủy sảnGỡ khó cho cá ngừ xuất khẩu

Trong bối cảnh khó khăn do đại dịch Covid-19, ngành chế biến và xuất khẩu gỗ vẫn tăng trưởng ở mức 2 con số tính về kim ngạch xuất khẩu. Chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành lâm nghiệp đạt tương đương với 20% trong tổng kim ngạch của cả năm 2020. Nếu duy trì được đà tăng trưởng như hiện nay, mục tiêu 14,5 tỉ USD về kim ngạch xuất khẩu mà Chính phủ đặt ra cho ngành trong năm 2021 là hoàn toàn có thể kỳ vọng.

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam phân tích, một trong những khó khăn hiện nay của ngành gỗ là việc kiểm soát rủi ro trong việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu là các loài gỗ tự nhiên. Bình quân mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 2 – 2,5 triệu rưỡi mét khối gỗ tròn và xẻ quy tròn là gỗ nhiệt đới. Lượng nhập từ nguồn này chiếm khoảng 40% đến 50% trong tổng lượng gỗ nhập vào Việt Nam từ tất cả các nguồn.

Một trong những khó khăn hiện nay của ngành gỗ là việc kiểm soát rủi ro trong việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Ảnh minh họa: Báo Tin tức

Theo tiêu chí phân loại gỗ nhập khẩu của Nghị định 102 của Chính phủ quy định Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp thì đây là nguồn gỗ rủi ro cao. Nguồn gỗ này được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu được sử dụng phục vụ tiêu dùng nội địa. Thói quen sử dụng gỗ tự nhiên, gỗ thịt, đặc biệt là các loài gỗ quý vẫn còn tồn tại tương đối phổ biến, tuy nhiên, thói quen này đang gây ra những tổn hại về mặt môi trường và cho cả ngành chế biến gỗ.

“Mục tiêu cuối cùng là phải tạo ra hành lang pháp lý để nhập khẩu gỗ về Việt Nam, đặc biệt là gỗ rừng nhiệt đới phải là gỗ hợp pháp. Để thực hiện phát triển ngành gỗ về lâu dài đó là văn hóa trong việc sử dụng sản phẩm gỗ của người dân. Việc tìm giải pháp để thay thế nguồn cung gỗ rừng nhiệt đới là giải pháp cần phải xem xét của các bên”, ông Đỗ Xuân Lập chỉ rõ.

Theo ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT, Việt Nam cam kết loại bỏ gỗ bất hợp pháp ra khỏi chuỗi cung, cam kết này thể hiện thông qua Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản VPA-FLEGT được ký kết giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu năm 2019. Triển khai các cam kết trong Hiệp định, Chính phủ đã ban hành Nghị định 102 vào tháng 9/2020 quy định Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp, trong đó kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu là một trong những nội dung trọng tâm của Hiệp định. Gỗ rủi ro nhập khẩu được kiểm soát thông qua “bộ lọc” về loài rủi ro và vùng địa lý rủi ro, theo đó các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ cần đưa ra các bằng chứng nhằm chứng minh cho tính hợp pháp của gỗ.

Cũng theo ông Nghĩa, việc đảm bảo tính hợp pháp của gỗ rủi ro nhập khẩu là vấn đề rất quan trọng của ngành lâm nghiệp nói chung, ngành chế biến xuất khẩu gỗ nói riêng, điều này liên quan trực tiếp tới việc thực hiện hiệu quả Nghị định 102 của Chính phủ về kiểm soát gỗ rủi ro nhập khẩu.

“Ngành gỗ không mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện nhập khẩu từ những quốc gia có những quy định phức tạp, làm ảnh hưởng đến nguồn cung cũng như có rủi ro cao. Mặc dù đã cố gắng quản lý tốt, nhưng khi vẫn còn những thông tin và băn khoăn từ các thị trường lớn cho rằng Việt Nam có sử dụng hay có nhập khẩu gỗ từ những nguồn rủi ro cao, đây sẽ là điều bất lợi và sẽ có ảnh hưởng đến uy tín của ngành gỗ”, ông Nghĩa chỉ rõ.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an toàn khi đi rừng mùa mưa bão

Việc người dân ở các xã miền núi có thói quen vào rừng lấy mật ong, măng rừng, chăm sóc gia súc...giữa mùa mưa tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Đã có một số trường hợp bị mắc kẹt trong rừng, may mắn được lực lượng chức năng ứng cứu.

Đảm bảo an toàn khi đi rừng mùa mưa bão
Một mốc son tự hào của A Lưới

Chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện A Lưới đã bám sát thực tế, nhất là các tiêu chí, tiêu chuẩn về giảm nghèo bền vững để triển khai thực hiện một cách đồng bộ và quyết liệt.

Một mốc son tự hào của A Lưới
Châu Á - Thái Bình Dương: Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với tăng trưởng, cơ sở hạ tầng và sinh kế ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khu vực này có thể cải thiện khả năng bảo vệ tài chính trước các rủi ro khí hậu nghiêm trọng và hỗ trợ phát triển bền vững bằng cách giải quyết các khoảng cách về khả năng chi trả bảo hiểm, khả năng tiếp cận và nhận thức.

Châu Á - Thái Bình Dương Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương

TIN MỚI

Return to top