ClockThứ Tư, 14/03/2018 05:45

Giữ chân người lao động

TTH - Các năm trước, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều doanh nghiệp (DN) rơi vào tình trạng “thiếu hụt” nguồn lao động (LĐ). Năm nay, nhờ các chính sách giữ chân, số lượng LĐ trở lại làm việc DN khá ổn định.

Hơn 200 suất quà Tết cho người lao độngCả doanh nghiệp và người lao động đều loTừ 1/1/2018, nhiều chính sách tác động lớn đến người lao động có hiệu lựcĐồng hành cùng người lao độngCùng công đoàn bảo vệ quyền lợi cho người lao động

Với nhiều chính sách giữ chân người lao động, Công ty CP Xi măng Đồng Lâm đảm bảo số lượng lao động sau tết

Chế độ đãi ngộ tốt

Sau tết, tại Công ty Scavi Huế, trên 6.300 LĐ trở lại làm việc bình thường, không có trường hợp LĐ làm đơn xin nghỉ việc.

Trưởng phòng Tổ chức hành chính- ông Nguyễn Út khẳng định: Với nhiều chính sách như xây dựng nhà ở cho công nhân, xây trường mầm non quốc tế cho con công nhân cũng như các chế độ hỗ trợ xăng xe, nhà tình thương cho công nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những năm trở lại đây, DN không xảy ra tình trạng “thiếu hụt” LĐ sau tết.

Với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt 120 triệu USD, tăng 40% so với năm 2017, ngay từ đầu năm, DN đã thông báo tuyển dụng thêm 1 ngàn LĐ để phục vụ nhà máy cắt và bổ sung lực lượng LĐ cho 3 nhà máy may. Ngoài giữ chân người LĐ bằng các chính sách an sinh xã hội, tạo môi trường làm việc an toàn, DN luôn chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, mức thu nhập và các chế độ lễ, tết cũng như trang bị thêm các phương tiện đưa đón công nhân.

Tại Công ty CP Xi măng Đồng Lâm, sau tết, 500 CBCNV- LĐ trở lại làm việc bình thường để thực hiện mục tiêu sản xuất 1,2 triệu tấn xi măng và 500 ngàn tấn clinker cho khách hàng. Tại đơn vị này không có tình trạng “nhảy việc”, bỏ việc sau tết.

Phó Tổng Giám đốc công ty- ông Phạm Phước Hiền Hòa cho rằng, sản xuất xi măng là ngành đặc thù với quy trình vận hành máy móc, lò đốt quy mô lớn và tiêu hao nhiều nhiên liệu. Đối với những công nhân làm việc trực tiếp ở bộ phận sản xuất, DN phải tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn từ trước nên nếu nghỉ việc giữa chừng, DN phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt LĐ vì không thể tuyển dụng ngay. Trong quá trình tuyển dụng, DN luôn ưu tiên LĐ địa phương và có nhiều chế độ đãi ngộ như hỗ trợ tiền ăn trưa, đầu tư phương tiện đưa đón CBCNV và luân phiên nghỉ làm ngày thứ 7.

Lao động ngành dệt may ổn định sau tết

Khan hiếm nguồn lao động tuyển mới

Trong khi nguồn LĐ đang làm việc tại các DN sau tết khá ổn định thì công tác tuyển dụng LĐ vào làm việc ở các nhà máy mới trên địa bàn gặp không ít khó khăn, do nhiều nhà máy được xây dựng gần nhau khiến nguồn LĐ trở nên khan hiếm.

Hiện, khu công nghiệp (KCN) Phú Đa có 5 dự án sản xuất hàng dệt may được cấp phép với nhu cầu gần 5.000 người. Mặc dù mới có 2 nhà máy may đi vào hoạt động, song việc tuyển dụng LĐ luôn gặp khó khăn khi một lực lượng lớn LĐ trẻ tập trung làm việc tại các nhà máy ở KCN Phú Bài.

Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Dệt may Huế- ông Nguyễn Văn Phong cho biết, hiện nhà máy may 4 vừa đưa vào hoạt động tại KCN Phú Đa với 16 chuyền may, nhu cầu LĐ trên 1 ngàn người. Song, do chưa tuyển dụng được đủ nguồn LĐ nên mới hoạt động được 1/16 chuyền. Hiện, DN đang tích cực tuyển dụng LĐ, đồng thời hoàn thiện cơ sở hạ tầng để đưa nhà máy hoạt động đồng bộ.

Theo ông Phạm Gia Định, Giám đốc Công ty CP Dệt may Thiên An Phú, sau 4 năm đi vào hoạt động, DN triển khai khá nhiều chương trình tuyển dụng để thu hút và giữ chân người LĐ, song đến nay mới tuyển dụng đủ gần 1.000 LĐ làm việc tại nhà máy. Tổng công ty đã bố trí vốn để xây dựng nhà máy 2, song vì lo lắng thiếu hụt nguồn LĐ nên DN chưa thể triển khai xây dựng.

Phó Trưởng Ban quản lý khu kinh tế công nghiệp tỉnh- ông Hoàng Việt Cường thông tin, công nhân trở lại làm việc ổn định sau kỳ nghỉ tết sẽ góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt LĐ và DN cũng không mất nhiều thời gian, công sức, chi phí cho công tác tuyển dụng, đào tạo mới… Đối với các nhà máy chưa tuyển dụng đủ số LĐ vào làm việc, Ban sẽ khảo sát lại và phối hợp với các DN triển khai các chương trình tuyển dụng nhằm đáp ứng đủ nhu cầu LĐ phục vụ sản xuất kinh doanh.

Sau tết, lực lượng lao động tại 4 khu công nghiệp và Khu Kinh tế Chân Mây- Lăng Cô khá ổn định với trên 26 ngàn người. So với các năm trước, năm nay số lượng công nhân trở lại làm việc sau tết không biến động và không xuất hiện tình trạng lao động bỏ việc đi làm ăn xa. Ông Hoàng Việt Cường cho hay.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI là chia sẻ của ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại chương trình gặp gỡ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Câu lạc bộ FDI tổ chức tối 12/12.

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI
Từ 1/1/2025: Doanh nghiệp cần cập nhật thông tin đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp (DN) sẽ không tốn bất kỳ khoản phí và lệ phí nào liên quan thủ tục cập nhật thông tin địa giới hành chính của DN. Đó là khẳng định của bà Nguyễn Thị My My, Phó Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư với Báo Thừa Thiên Huế. Bà My cho biết thêm:

Từ 1 1 2025 Doanh nghiệp cần cập nhật thông tin đăng ký kinh doanh

TIN MỚI

Return to top