ClockThứ Sáu, 28/06/2024 10:47

Giữ gìn nguồn nước

TTH - Tốc độ phát triển kinh tế nhanh, dẫn đến nhu cầu sử dụng nguồn nước tăng cao, cộng với biến đổi khí hậu (BĐKH) khiến an ninh nguồn nước ở các địa phương tại Thừa Thiên Huế bị đe dọa. Việc lập quy hoạch, kế hoạch, phương án quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này là nhiệm vụ quan tâm hàng đầu.

Thích ứng với biến đổi khí hậu

Xây dựng đê kè bảo vệ các sông, hồ giữ gìn nguồn nước ở TP. Huế 

Thừa Thiên Huế đa dạng về tài nguyên nước do có hệ thống sông, hồ, đầm phong phú. Theo đó, nguồn nước mặt và tầng nước ngầm cũng khá dồi dào. Con số thống kê hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.000 công trình thủy lợi, gồm 56 hồ chứa nước, 13 hồ thủy điện và các hồ nhỏ vùng cát khác, cùng hàng trăm con đê, đập, cống lớn và nhỏ trên đê ven đầm phá... Nhờ chủ động được nguồn nước từ các hồ chứa nước kết hợp với các cống, đập thủy lợi ở khu vực, nhất là vùng hạ du, như đập Thảo Long, Cửa Lác, cống Quan, cống An Xuân... đã đảm nhiệm được nhiệm vụ cấp nước cho dân sinh, phục vụ tưới, tiêu cho lúa, hoa màu, cây công nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Hơn nữa, các công trình thủy lợi trên địa bàn được quản lý, vận hành đa chức năng, vừa thực hiện nhiệm vụ tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp; đồng thời tham gia điều tiết nguồn nước phòng, chống giảm nhẹ thiên tai, góp phần xây dựng đô thị, làng xã nông thôn mới bền vững.

Theo Sở Tài nguyên & Môi trường, hàng năm sở thường kiểm kê tài nguyên nước trên địa bàn. Chất lượng nguồn nước đảm bảo, bằng chứng là kết quả quan trắc môi trường định kỳ thực hiện ở sông, hồ và dưới lòng đất ở các địa phương cho thấy các kim loại nặng, dầu mỡ, thuốc bảo vệ thực vật đều có giá trị rất thấp, các thông số nằm trong giới hạn cho phép. Ngành tài nguyên & môi trường cùng với ngành nông nghiệp, các địa phương thường phối hợp cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi để nâng cao năng lực điều tiết nguồn nước, cấp nước...

Tuy vậy, trước tình hình BĐKH ngày càng khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài trên diện rộng, tình trạng khô khát cục bộ ở sông, hồ hiện nay tại nhiều địa phương cho thấy nguy cơ mất cân bằng về an ninh nguồn nước.

Để bảo vệ nguồn nước, mới đây UBND tỉnh đã phê duyệt danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ; danh mục các hồ, ao, đầm, phá không được san lấp; danh mục vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; vùng hạn chế, vùng đăng ký khai thác, sử dụng nước dưới đất; danh mục khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của các sông… Ngoài ra, các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh đã thực hiện việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các hồ chứa thủy điện và bàn giao cho cho các xã, phường liên quan quản lý, bảo vệ.

Bằng nhiều giải pháp, trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng sông, hồ, đê đập để đảm bảo an ninh nguồn nước. Đó là tính toán cân đối nguồn nước tại các hồ chứa thủy lợi, xây dựng kế hoạch tưới cho từng khu vực, diện tích sản xuất, từng mùa vụ phù hợp để tiết kiệm nguồn nước; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trên lưu vực ở các sông; xây dựng kế hoạch vận hành xả nước qua phát điện đối với từng nhà máy thủy điện. Đối với các công trình ngăn mặn, giữ ngọt ở đập Thảo Long, Cửa Lác, các cống trên đê, trên sông… sẽ được vận hành hợp lý, đảm bảo phục vụ chống hạn, tổ chức tưới hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước...

Bài, ảnh: MINH HOÀI
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Khi người dân có “điểm tựa”

Từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, người dân Phú Vang đã nỗ lực vươn lên, chung sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Khi người dân có “điểm tựa”

TIN MỚI

Return to top