ClockThứ Hai, 04/11/2024 06:09

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp

TTH - Không phủ nhận những tín hiệu khởi sắc trong việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) trong thời gian gần đây, song nhiều trở lực khiến DN gặp khó trong việc mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

Tuyển dụng cuối năm: Doanh nghiệp hạ tiêu chuẩn, người lao động vẫn "nhảy việc"?Thu hút vốn FDI từ Nhật BảnCơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

 Khu liên hợp sản xuất lắp ráp Kim Long Motors Huế (giai đoạn 1) đi vào hoạt động góp phần tăng trưởng kinh tế chung cho toàn tỉnh

Trong tiến trình phát triển chung của của tỉnh, sự lớn mạnh của các DN đóng vai trò rất quan trọng, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách và giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động.

Với việc một số các dự án đi vào hoạt động như: Khu liên hợp sản xuất lắp ráp Kim Long Motors Huế (giai đoạn 1), Kanlongda, Gilimex (giai đoạn 1, đợt 1), Nhà máy xử lý nước sạch Vạn Niên (giai đoạn 1), Nhà máy rác Phú Sơn và gần đây nhất Trung tâm thương mại dịch vụ Aeon Mall, sân golf BRG, dự án PSH khai trương đã tạo cho Thừa Thiên Huế nhiều khởi sắc trên hành trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương.

Dù vậy, những khó khăn chung của nền kinh tế thế giới và trong nước đã ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động của các DN. Số DN thành lập mới giảm về vốn, số DN đăng ký tạm ngưng hoạt động tăng cao so với cùng kỳ; dư nợ tín dụng của các DN tăng trưởng âm là những minh chứng rõ nét cho điều đó.

Số liệu từ UBND tỉnh cho thấy, đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1.141 DN thành lập mới với vốn đăng ký 2.697,3 tỷ đồng, tăng 16,8% về lượng nhưng giảm 69% về vốn so với cùng kỳ; số DN đăng ký tạm ngưng hoạt động tăng 200 DN, song số DN hoạt động trở lại giảm 11 DN so với cùng kỳ.

Bên cạnh thuận lợi, các DN trên địa bàn tỉnh đang gặp không ít khó khăn. Câu chuyện của các DN thủy sản là điển hình. Trong tổng số hơn 60 nghìn tấn thủy, hải sản khai thác hàng năm thì tỷ trọng xuất khẩu chiếm rất nhỏ, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ nội tỉnh và một số tỉnh lân cận. Các DN xuất khẩu thủy sản đang gặp khó do những vướng mắc trong thực hiện các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU)…

Theo tìm hiểu, nhiều DN mong muốn chính quyền địa phương điều chỉnh cơ chế, phương thức hỗ trợ tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế và các hoạt động gắn kết khác theo hướng tiết giảm chi phí tối đa, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các DN tham gia, đặc biệt là DN nhỏ và vừa; hỗ trợ vốn tín dụng, giảm lãi suất, đẩy mạnh kích cầu đầu tư và tiêu dùng, giảm các loại thuế, phí, bảo hiểm xã hội…

Các DN đang góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động trên địa bàn tỉnh 

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, trước bối cảnh khó khăn chung, báo cáo kinh tế - xã hội của Chính phủ cũng nhấn mạnh các giải pháp để hỗ trợ DN. Đó là việc cần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng để tăng cường khả năng tiếp cận và đáp ứng nhu cầu vay vốn tín dụng của người dân, DN. Các chính sách, chương trình hỗ trợ cần tập trung vào DN nhỏ và vừa. Cơ chế, chính sách thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN được nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện theo hướng khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh mở rộng về quy mô, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động…

Với chuyển động trong những năm gần đây dễ dàng nhận thấy nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ DN đã được Quốc hội, Chính phủ ban hành. Đơn cử như, Chương trình Hỗ trợ DN chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025; hay việc Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024… Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 103/CĐ-TTg, ngày 7/10/2024 về hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh…

Thừa Thiên Huế cũng đã có những chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa, DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa; hỗ trợ DN thành lập mới nâng cao năng lực đội ngũ doanh nhân DN với các khóa đào tạo CEO, quản trị DN chuyên sâu, marketing, bán hàng, nhất là Nghị quyết số 21/2020/NQ-HĐND và Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐND được HĐND tỉnh ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp; hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh…

Có thể thấy, cơ chế, chính sách đã linh động, thiết thực, việc còn lại là thực tiễn hóa các chương trình, chính sách. Riêng với Thừa Thiên Huế, ngoài triển khai quyết liệt các chính sách chung cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trong cải cách hành chính; xây dựng môi trường đầu tư công khai, minh bạch; chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện hỗ trợ khi có nhà đầu tư đến tìm hiểu và thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, duy trì và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động điều hành của các tổ công tác giám sát và quản lý các dự án để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý dứt điểm các vướng mắc mà DN đang gặp phải.

Bài, ảnh: Quỳnh Viên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc

Không chỉ là một khẩu hiệu, phong trào "Doanh nghiệp nói không với thuốc lá" đang trở thành cam kết của nhiều doanh nghiệp (DN), góp phần cùng cộng đồng bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng sống.

Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể

Trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, giải thể doanh nghiệp (DN) đã trở thành một lựa chọn bất đắc dĩ của nhiều chủ DN, nhất là các DN nhỏ và vừa. Tuy nhiên, việc không nắm các quy định pháp luật về giải thể DN, nhất là tuân thủ các nghĩa vụ thuế liên quan khiến thời gian thực hiện thủ tục giải thể DN kéo dài.

Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể
Để văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa phát triển bền vững

Văn hóa doanh nghiệp (DN)-chìa khóa vàng để phát triển bền vững là chủ đề chương trình cà phê doanh nhân do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh tổ chức trong ngày 16/11. Chương trình có sự tham gia chia sẻ của ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM, Phó Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa DN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Sách doanh nhân.

Để văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa phát triển bền vững
Thanh niên với an toàn giao thông

Sáng 16/11, Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Ban thanh niên Công an tỉnh, Công ty Honda Lộc Thịnh tổ chức Ngày hội “Thanh niên với an toàn giao thông” năm 2024 dành cho học sinh, sinh viên Trường cao đẳng Huế.

Thanh niên với an toàn giao thông

TIN MỚI

Return to top