ClockThứ Năm, 04/01/2018 08:04

Gửi giảng viên ra nước ngoài đào tạo về phát triển chương trình giáo dục phổ thông

Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường sư phạm lựa chọn, lập danh sách giảng viên trẻ, có năng lực để Bộ GDĐT cử đi nước ngoài đào tạo chuyên gia về phát triển chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT).

Danh sách các giảng viên được tuyển chọn này sẽ gửi về Bộ GD&ĐT trước ngày 30/6/2018 (qua Ban Quản lý RGEP).

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT chỉ đạo Cục Nhà giáo và CBQL giáo dục chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông; chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông; tiêu chuẩn, quy trình lựa chọn GV phổ thông cốt cán và CBQL trường phổ thông cốt cán; khung năng lực GV phổ thông các môn học đặc thù; chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm; tiêu chuẩn, quy trình lựa chọn giảng viên sư phạm chủ chốt trong tháng 1/2018.

Đồng thời, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho GV cốt cán các môn học về CT, SGK mới theo hình thức tập trung tại Trung ương; hoàn thành trước thời điểm triển khai áp dụng CT, SGK GDPT mới đối với từng lớp tuần tự trong mỗi cấp học ít nhất 6 tháng để địa phương có thời gian tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đại trà cho GV.

Đối với các Sở GDĐT, Bộ GD&ĐT yêu cầu tiếp tục chủ động tổ chức rà soát đội ngũ GV, xác định nhu cầu GV theo lộ trình thực hiện CT, SGK GDPT mới và có biện pháp giải quyết số GV thừa, thiếu từng cấp học, môn học, báo cáo Bộ GDĐT trước ngày 30/6/2018.

Bên cạnh đó, thực hiện nghiêm túc đánh giá GV, CBQL theo chuẩn nghề nghiệp và có biện pháp giải quyết đối với GV, CBQL chưa đạt chuẩn; thực hiện bổ nhiệm, thi, xét thăng hạng và xếp lương theo hạng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đúng quy định; chủ động phối hợp, liên kết với các cơ sở đào tạo GV trên địa bàn và các cơ sở khác để đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng GV và CBQL.

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đại trà cho GV về CT, SGK mới theo hình thức tập trung tại địa phương kết hợp với hình thức trực tuyến, bảo đảm 100% GV được phân công dạy CT, SGK mới được cấp chứng chỉ đã hoàn thành CT bồi dưỡng trước thời điểm triển khai áp dụng ở từng lớp theo lộ trình ít nhất 01 tháng.

Đối với các trường sư phạm, phải triển khai thực hiện chủ trương quy hoạch của Bộ theo hướng có một số trường trọng điểm và một số trường vệ tinh.

Chuyển căn bản từ đào tạo dựa theo khả năng của trường sư phạm sang đào tạo theo nhu cầu sử dụng GV phổ thông; bám sát các CT môn học để xây dựng CT đào tạo cử nhân 4 năm và các CT bồi dưỡng GV đáp ứng yêu cầu CT, SGK GDPT mới.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh hình thức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên qua băng hình, trực tuyến, trực tiếp, hoàn thành trước ngày 30/6/2018.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thực hiện tốt chương trình đổi mới giáo dục phổ thông

Một năm học mới lại bắt đầu với nhiều mong ước, hoài bão. Trước ngày khai giảng, phóng viên Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về những mục tiêu, định hướng của ngành trong năm học tới.

Thực hiện tốt chương trình đổi mới giáo dục phổ thông
Chuẩn bị cho kỳ thi mới

Năm học 2023 - 2024 là năm học thứ hai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018. Vậy là, chỉ còn thêm một năm nữa các em học sinh 12 sẽ thi tốt nghiệp theo chương trình GDPT mới. Việc chuẩn bị cho kỳ thi này đang là điều mà xã hội đặc biệt quan tâm.

Chuẩn bị cho kỳ thi mới
Thiếu hàng nghìn phòng học khi áp dụng chương trình mới

Với chương trình hiện hành, thiết bị dạy học tối thiểu ở nhiều nơi đã thiếu thốn, không đáp ứng yêu cầu. Khi thực hiện chương trình mới, các cấp học cần phòng học bộ môn và chức năng, chưa kể số học sinh/lớp phải hạn chế. Nhiều địa phương cho biết rất khó khăn để giải quyết vấn đề thiếu phòng học.

Thiếu hàng nghìn phòng học khi áp dụng chương trình mới

TIN MỚI

Return to top