ClockThứ Sáu, 23/06/2017 08:11

Hạ dự báo tốc độ lạm phát chung cả năm dưới 3,5%

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) vừa hạ dự báo tốc độ lạm phát chung cho cả năm 2017 (so với các dự báo đầu năm) xuống mức thấp hơn 3,5%.

Lý do điều chỉnh chủ yếu đến từ cuộc khủng hoảng thừa thịt lợn diễn ra trong nửa đầu năm, khiến giá thịt lợn và thực phẩm giảm mạnh. Dù tăng trưởng quý I không đạt như kỳ vọng song các chuyên gia cho rằng, điểm sáng của kinh tế VN vẫn là hoạt động của khu vực doanh nghiệp (DN), đặc biệt khối DN chế biến chế tạo.

Mua bán tại một siêu thị ở Hà Nội

Hạ dự báo tốc độ lạm phát chung

VEPR vừa công bố báo cáo kinh tế thường niên năm 2017. Đáng chú ý Chương 8 của báo cáo này do TS Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng VEPR chủ biên đã đề cập đến viễn cảnh kinh tế VN 2017 với hai kịch bản khác nhau. Cụ thể, nếu tăng trưởng theo trạng thái “tự nhiên” của nền kinh tế, GDP dự báo đạt mức 6,37%. Kịch bản thứ hai, giả định mức tăng trưởng đạt chỉ tiêu 6,7% Chính phủ đề ra.

Trong kịch bản thứ nhất, tăng trưởng không bị gò ép nhiều, lạm phát cả năm có thể chỉ ở mức 2,35%. Đối với kịch bản hai, khi Chính phủ sử dụng nhiều biện pháp để kích thích kinh tế, mở rộng sản lượng, lạm phát có thể cao hơn một chút, nhưng cũng chỉ dừng ở mức 3,2%. Các chuyên gia cho rằng, phương thức để đạt mức tăng trưởng 6,7% thực chất là đi ngược lại với tinh thần “kiến tạo”. “Chúng tôi cho rằng truy đuổi tốc độ tăng trưởng cao trong ngắn hạn có thể phải đánh đổi cơ hội phục hồi tăng trưởng bền vững trong trung hạn” - TS Thành nêu rõ.

Do đó, các chuyên gia cho rằng, cần xem xét lại các nguồn lực cho tăng trưởng vì bối cảnh hội nhập đang thay đổi. Các tư duy ngắn hạn, mang tính đối phó với sự suy giảm tăng trưởng như nỗ lực tăng thêm vốn, đẩy nhanh giải ngân các công trình công, hoặc tăng sản lượng khai thác dầu thô… có thể không mang lại kết quả mong muốn.

VEPR khuyến nghị, Chính phủ cần tập trung vào nâng cấp hệ thống giáo dục và dạy nghề để nâng cao chất lượng lao động; cải cách thể chế và hành chính nhằm nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh; tiếp tục cải cách DNNN để lành mạnh hóa nền kinh tế thị trường. Chính phủ cần tiếp tục ưu tiên cao nhất cho việc cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cởi trói cho DN. Điều này cũng không nằm ngoài mục tiêu dài hạn hơn là xây dựng một Chính phủ kiến tạo.

Điểm sáng là khối DN chế biến chế tạo

Mặc dù bước sang năm 2017, đặc biệt là trong Quý I, nền kinh tế chứng kiến mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên, các chuyên gia VEPR nhận định, điểm sáng của kinh tế VN trong thời gian gần đây là hoạt động của khu vực DN, đặc biệt khối DN chế biến chế tạo.

DN đang có điều kiện phát triển thuận lợi khi Chính phủ mới bộc lộ rõ mối quan tâm trong cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh. Những nỗ lực của Chính phủ được kỳ vọng là sẽ giúp giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết cũng như hỗ trợ và phát triển DN, đặc biệt là khối DN tư nhân. Tuy nhiên, VEPR cho rằng, thực tế cho thấy cần có thời gian để đạt được sự phối hợp và nhất trí giữa các cơ quan thực thi quyết tâm này. “Nhiều dự thảo văn bản pháp quy mới mong muốn có tinh thần “cởi trói”, nhưng vô hình chung lại có khuynh hướng trao nhiều quyền lực cho cấp Bộ hơn, và do đó tạo ra nhiều giấy phép con hơn. Đây là một nghịch lý mà Chính phủ cần sát sao lưu ý trong quá trình cải cách hành chính” - báo cáo chỉ rõ.

Mặt khác, VEPR cho rằng, cơ cấu thu ngân sách đang dần dịch chuyển do một số nguồn suy giảm, trong đó có các khoản lợi tức từ các DNNN. Về dài hạn, Chính phủ cũng như Bộ Tài chính cần giải quyết dứt điểm bài toán giữa những khoản thu ngắn hạn và lợi ích trong dài hạn. Các chuyên gia khuyến nghị, Nhà nước thoái vốn một cách quyết đoán khỏi các DNNN lớn, đặc biệt tại một số NHTMNN. Việc này có thể giúp bổ sung nguồn NSNN, đồng thời tạo điều kiện cho các NHTM này vẫn có đủ nguồn vốn để mở rộng hoạt động.

Theo Lao động

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng trưởng toàn cầu vẫn thấp và không đồng đều

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 10/10 đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc và khu vực đồng Euro, đồng thời cho biết rằng tăng trưởng toàn cầu nói chung vẫn ở mức thấp và không đồng đều, bất chấp “sức mạnh vượt trội” của nền kinh tế Mỹ.

Tăng trưởng toàn cầu vẫn thấp và không đồng đều
IMF: Tăng trưởng toàn cầu năm 2023 chỉ đạt dưới 3%

Hãng tin CNA dẫn lời Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) rằng, quỹ dự đoán, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm xuống dưới 3% vào năm 2023 và duy trì ở mức khoảng 3% trong 5 năm tới, Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva mới đây cho biết, qua đó báo hiệu những rủi ro suy giảm đang gia tăng.

IMF Tăng trưởng toàn cầu năm 2023 chỉ đạt dưới 3
IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN

Ngày 31/1, nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Pierre-Olivier Gourinchas cho biết IMF hạ dự báo tăng trưởng của Singapore và các nền kinh tế Đông Nam Á khác trong năm 2023, do tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm lại sẽ lấn át tác động tích cực từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế.

IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN
ADB hạ dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa cắt giảm dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển trong năm nay và năm tới, khi khu vực phải đối mặt với những “cơn gió ngược” dai dẳng, là hậu quả của xung đột Nga - Ukraine, chính sách chống lại đại dịch COVID-19 của Trung Quốc và nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại.

ADB hạ dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển
IMF hạ dự báo tăng trưởng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa hạ dự báo tăng trưởng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm nay xuống còn 4,2%, thấp hơn 0,7% so với dự kiến đưa ra hồi tháng 4 và cũng thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 6,5% của khu vực đạt được trong năm 2021.

IMF hạ dự báo tăng trưởng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Return to top