ClockThứ Bảy, 10/03/2018 14:58

Hiệp định CPTPP: Xung lực mới cho doanh nghiệp Việt Nam

Hiệp định CPTPP vừa ký kết được kỳ vọng tạo nên xung lực mới cho DN Việt Nam và mở ra cơ hội phát triển kinh tế và hợp tác mới cho các nước tham gia.

Với sự kiện Hiệp định CPTPP vừa được ký kết, chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ nhận định, đây là sự kiện quan trọng của sự hội nhập khu vực Châu Á- Thái Bình Dương trong bối cảnh mới của toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại, đầu tư, đang có những bước đi dích dắc do khuynh hướng bảo hộ nổi lên ở một số quốc gia trong khu vực này và trên thế giới.

CPTPP được ký kết chứng tỏ xu hướng toàn cầu hoá, tự do hoá không thể đảo ngược, dù có lực cản lớn như Mỹ. Đồng thời cũng chứng tỏ quá trình này có thể vượt qua nhiều trở ngại, thích nghi được với những thay đổi phức tạp của thế giới ngày nay và tạo ra những thể chế quản trị sự hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tế mới. Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump hé mở khả năng quay trở lại với CPTPP càng cho thấy điều đó.

Hiệp định CPTPP được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam

Theo ông Lưu Bích Hồ, Hiệp định CPTPP chắc chắn sẽ mở ra những cơ hội phát triển và hợp tác mới to lớn cho các nước tham gia, trong đó nước ta sẽ được hưởng lợi nhiều nhất về thương mại, đầu tư, tăng trưởng kinh tế, cải cách thể chế, nếu chúng ta đáp ứng được những yêu cầu hội nhập của hiệp định.

Ông Hồ kỳ vọng, sau ký kết Hiệp định CPTPP, các quốc gia sẽ hoàn tất quá trình phê chuẩn đúng hạn định và triển khai thực hiện theo dự kiến. Khi đó, sức hấp dẫn của Hiệp định với các nước khác trong khu vực sẽ lớn hơn, không chỉ Mỹ mà cả các nước ngoài khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cũng có thể tham gia hiệp định. Đặc biệt, hiệp định này sẽ là động lực mới góp phần thúc đẩy mạnh hơn quá trình đổi mới cải cách và hội nhập sâu rộng hiệu quả, phát triển kinh tế nhanh và bền vững của Việt Nam trong thời gian tới.

Điểm nhấn của Hiệp định này là không chỉ đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại... mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước... Riêng về mở cửa thị trường, các nước tham gia Hiệp định đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình; tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại, bảo đảm sự quản lý của Nhà nước. Từ đó tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp và lợi ích mới cho người tiêu dùng của các nước thành viên. Có thể nói đây là tín hiệu vui của nhiều các doanh nghiệp.

Ông Phạm Ngọc Thành-Giám đốc Công ty cổ phần tư vấn phát triển và thương mại Phúc Lâm cho rằng, khi Hiệp định CPTPP được thông qua, các doanh nghiệp cũng sẽ có thêm cơ hội mới để mở rộng việc cung cấp các sản phẩm vào thị trường các quốc gia thành viên. Đồng thời, thêm đối tác mới, chủng loại hàng hóa mới từ các quốc gia khác để mở rộng quy mô hàng hóa, dịch vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Bên cạnh đó, Hiệp định sẽ là xung lực mới, tạo ra sân chơi công bằng, minh bạch, là cơ sở, nền tảng để các doanh nghiệp có tầm nhìn, định hướng, phát triển bền vững, có cơ hội tốt để vươn lên. Ông Phạm Ngọc Thành kỳ vọng, sau khi Hiệp định được thông qua, doanh nghiệp của ông nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung sẽ có những bước phát triển đột phá về hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng tầm phát triển về thương hiệu của doanh nghiệp.

Bên cạnh những ưu đãi “vàng” mà Hiệp định CPTPP mang lại, thách thức lớn nhất của kinh tế Việt Nam là năng lực cạnh tranh. Cụ thể, trong lĩnh vực nông nghiệp, rào cản kỹ thuật là lớn nhất, trong đó yêu cầu về vấn đề an toàn thực phẩm; vấn đề năng suất, chất lượng sản phẩm…

Cùng với đó, sức ép cạnh tranh đối với các DN Việt Nam sẽ tăng lên và nguy cơ thất bại của các DN trên chính thị trường nội địa nếu không nhanh chóng và quyết liệt thay đổi cung cách làm ăn. Không chỉ nông sản mà các DN dệt may của Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ có thể phải bán lại thương hiệu cho công ty nước ngoài, hoặc phải đi gia công cho các thương hiệu và phân phối ngay tại thị trường trong nước.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế, để khắc phục những khó khăn này, chúng ta phải tập trung tái cơ cấu ngành. Trong kinh tế vĩ mô, áp lực rất lớn là phải cải cách thể chế. Để hội nhập được thì thể chế phải phù hợp, kinh tế vĩ mô ổn định, luật pháp phải phù hợp với thông lệ quốc tế.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneva và Chuyến tàu tập kết

Tối 1/9, chương trình cầu truyền hình Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneva và Chuyến tàu tập kết (1954 - 2024) đã diễn ra tại ba điểm cầu Khu lưu niệm Đoàn tàu không số, Lữ đoàn 125 - Vùng 2 Hải Quân (phường Cát Lái, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh), Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh (Phường 6, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) và Khu lưu niệm đồng bào, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954 tại thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa).

Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneva và Chuyến tàu tập kết
KỶ NIỆM 70 NĂM KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH GENÈVE (21/7/1954 – 21/7/2024)
Dấu ấn của Đại sứ Hà Văn Lâu trên bàn đàm phán

Với kinh nghiệm quý báu từ Hội nghị Genève, cùng trí tuệ và bản lĩnh ngoại giao sắc bén, Đại sứ Hà Văn Lâu góp phần rất lớn đưa đến sự thắng lợi trên bàn đàm phán Paris, buộc Mỹ phải chấp nhận rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, tạo thời cơ thuận lợi kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ vào mùa Xuân 1975 lịch sử.

Dấu ấn của Đại sứ Hà Văn Lâu trên bàn đàm phán
Kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024)
Khẳng định khát vọng hòa bình và độc lập

Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam là kết tinh thành quả đấu tranh quật cường và bền bỉ của quân và dân ta, là minh chứng cho ý chí vững vàng và khát vọng hòa bình, độc lập của dân tộc Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneva, các chuyên gia, học giả nước ngoài đã nhấn mạnh tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của hiệp định này đối với tiến trình cách mạng Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Khẳng định khát vọng hòa bình và độc lập
Doanh nghiệp Việt Nam quảng bá sản phẩm tại Hội chợ Triển lãm dệt may và thời trang New York

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ), ngày 16/7 (theo giờ Bờ Đông của Mỹ) đã đến dự phiên khai mạc Hội chợ Triển lãm dệt may và thời trang TexWorld được tổ chức tại Trung tâm triển lãm công nghiệp và thương mại Jacob Javits Center, New York (Mỹ), và gặp mặt Đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ.

Doanh nghiệp Việt Nam quảng bá sản phẩm tại Hội chợ Triển lãm dệt may và thời trang New York
Hợp tác thương mại kỹ thuật số: Viên gạch góp phần xây dựng Hiệp định thương mại tự do EU - ASEAN

Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể cho thấy một số bước phát triển lớn để hợp tác trong nền kinh tế kỹ thuật số vào cuối quý III năm nay, nhờ những tiến triển trong các cuộc đàm phán được thực hiện bởi nhóm làm việc chung của hai khối. Đây là nhận định được ông Chris Humphrey, Giám đốc Điều hành Hội đồng doanh nghiệp EU - ASEAN (EU - ABC) đưa ra trong một cuộc phỏng vấn trên Tạp chí The Business Times.

Hợp tác thương mại kỹ thuật số Viên gạch góp phần xây dựng Hiệp định thương mại tự do EU - ASEAN
Return to top