ClockThứ Sáu, 16/12/2022 07:28

Hợp tác xã với sản phẩm OCOP

TTH - Trong số 40 sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh có đến hơn một nửa với chủ thể là hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác, trong đó có 9 sản phẩm OCOP 4 sao và 4 sản phẩm tiềm năng 5 sao.

Tập huấn triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm tại TX. Hương TràKhẳng định thương hiệu, nâng cao uy tín trên thị trườngỔi Hương Xuân vươn ra thị trường mớiNâng chất, phát huy thế mạnh của sản phẩm OCOPHỗ trợ 300 triệu đồng cho bà con trồng ổi VietGAP Hương Xuân

Khách hàng đến tham quan, mua sắm sản phẩm OCOP

Từ năm 2019, UBND tỉnh triển khai đầu tư phát triển các sản phẩm OCOP tại các làng nghề truyền thống. Đây là cơ hội để các HTX nghề truyền thống phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động.

HTX Mây tre đan Bao La (Quảng Điền) lúc đó có nhiều lợi thế trong xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP. Sản phẩm của làng nghề mây tre đan Bao La được nhiều người biết đến là sản phẩm thủ công mỹ nghệ, tinh xảo và chất lượng cao. Từ khi HTX được tham gia chương trình OCOP đã có có nhiều chuyển biến tích cực. Trang thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất được đầu tư nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã tinh xảo, giá trị hơn, giá cả hợp lý hơn.

Từ các hội thi, hội chợ, sản phẩm mây tre đan Bao La được đánh giá phù hợp OCOP, đến năm 2020 được tỉnh đánh giá đạt tiêu chuẩn 4 sao. Từ đó sản phẩm được nhiều khách hàng biết đến, doanh thu hàng năm tăng từ 20% đến 30%, thu nhập của thành viên tăng từ 10% đến 15%/năm. Tháng 6 năm nay, HTX đã hoàn thành hồ sơ, được hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP của tỉnh thông qua và đang đề nghị Trung ương đánh giá phân hạng OCOP 5 sao.

Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, ông Trần Lưu Quốc Doãn khẳng định, trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp có lợi thế ở mỗi địa phương theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị do các HTX, hộ sản xuất, doanh nghiệp thực hiện. Đây là hướng đi phù hợp trong phát triển các sản phẩm nông, đặc sản có quy mô, mang tính đặc trưng và có dư địa phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế. Các HTX thông qua việc tham gia phát triển sản phẩm OCOP đã nâng cao trình độ, năng lực quản lý, chú trọng chất lượng, quảng bá thương hiệu sản phẩm.

Chương trình OCOP thời gian qua có sức lan tỏa, thu hút sự tham gia và phát huy vai trò của các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trên toàn tỉnh trong việc nâng cấp hoàn thiện sản phẩm theo nhu cầu thị trường và tái cơ cấu tổ chức kinh tế theo hướng liên kết. Nhiều HTX tích cực, chủ động tham gia chương trình OCOP, thích ứng với các yếu tố, quy luật kinh tế thị trường, các sản phẩm hướng tới tiêu chuẩn chất lượng cao, mẫu mã hoàn hảo.

Khi tham gia chương trình OCOP, các HTX đã hình thành các mô hình liên kết kinh tế, phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa gắn với ứng dụng khoa học - công nghệ, kỹ thuật cao. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ, ổn định thu nhập cho thành viên. Đồng hành với chương trình OCOP, nhiều HTX đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, đã và đang thành lập mới, tạo phong trào sản xuất sôi động, rộng khắp trên các vùng miền của tỉnh.

Sau hơn hai năm triển khai, chương trình OCOP đã và đang tạo được nhiều điểm nhấn trong phát triển sản phẩm nông thôn của HTX. Tỉnh Thừa Thiên Huế là 1 trong 12 tỉnh được Trung ương thí điểm về chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh có 40 sản phẩm được công nhận OCOP đạt tiêu chuẩn 3, 4 sao; trong đó có 12 sản phẩm đạt 4 sao và 28 sản phẩm đạt 3 sao. Có 4 sản phẩm được Trung ương lựa chọn phát triển thành sản phẩm 5 sao là nước mắm và mắm làng nghề Tân Thành, nước mắm và mắm làng nghề Phú Thuận, sản phẩm mây tre đan Bao La và sản phẩm dịch vụ quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với vùng du lịch tại TP. Huế.

Điều đáng mừng đối với kinh tế tập thể là có đến 21/40 sản phẩm OCOP với chủ thể là HTX, tổ hợp tác, có 9/16 sản phẩm OCOP 4 sao và 4 sản phẩm tiềm năng 5 sao đều của các HTX. Các sản phẩm OCOP đã có nhiều chuyển biến rõ nét về chất lượng và bao bì, nhãn mác, nhanh chóng khẳng định vị thế, được thị trường đón nhận rất tích cực. Đây là kết quả bước đầu rất quan trọng, có ý nghĩa và tạo động lực trong thực hiện chương trình OCOP những năm tiếp theo.

Mục tiêu của tỉnh giai đoạn 2021-2025, xây dựng mỗi địa phương cấp huyện có 4-6 sản phẩm OCOP chủ lực; có ít nhất 100 sản phẩm được hoàn thiện, nâng cấp, tiêu chuẩn hóa theo tiêu chí sản phẩm OCOP; phát triển từ 2-4 làng nghề du lịch sinh thái cộng đồng, kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch tham gia chương trình OCOP; có ít nhất 5 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao...

Bài, ảnh: Hoàng Thế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới

OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. Đây là giải pháp quan trọng trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, đưa nhiệm vụ xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới
Đưa đông y vào sản phẩm du lịch

Đưa đông y nói chung và y thuật cung đình nói riêng vào khai thác du lịch được xem là một trong những loại hình, sản phẩm du lịch đặc sắc. Huế có nhiều lợi thế lĩnh vực này, song việc khai thác các tiềm năng và thế mạnh của đông y vào du lịch chăm sóc sức khỏe (CSSK) vẫn chưa phát huy hết các giá trị.

Đưa đông y vào sản phẩm du lịch
Hợp tác xã của giám đốc trẻ

Thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất và chế biến nông sản Quảng Phú (huyện Quảng Điền) của anh Ngô Minh Hiếu (sinh năm 1997) đang từng ngày vươn xa, với mạng lưới phân phối sản phẩm trên 52 tỉnh, thành, giải quyết việc làm cho nhiều bạn trẻ trên địa bàn.

Hợp tác xã của giám đốc trẻ

TIN MỚI

Công ty yến sào Khánh Hòa
Return to top