ClockThứ Năm, 27/10/2022 17:26

Nâng chất, phát huy thế mạnh của sản phẩm OCOP

TTH.VN - Ngày 27/10, Đoàn giám sát của Ủy ban MTTQVN tỉnh do ông Nguyễn Hữu Lạc - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tỉnh làm Trưởng đoàn đã tiến hành công tác giám sát đối với Ban Chỉ đạo Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" TP. Huế.

Quảng Điền với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”Tận dụng Hiệp định EVFTA xây dựng thương hiệu ngành hàngHơn 250 triệu đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” TP. HuếGần 800 triệu đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”

Đại diện Ban Chỉ đạo Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" thành phố báo cáo tại buổi làm việc

Tại buổi làm việc, Đoàn giám sát nghe báo cáo kết quả triển khai thực hiện cuộc vận động trên địa bàn thành phố trong thời gian qua. Theo đó, việc thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và hành động của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và các tầng lớp Nhân dân trong thành phố; từng bước thay đổi nhận thức và hành vi của người tiêu dùng và người sản xuất. Thông qua cuộc vận động, chất lượng hàng Việt Nam ngày càng được chú trọng hơn về chất lượng và mẫu mã, lợi ích của người tiêu dùng cũng được quan tâm bảo đảm hơn. Cuộc vận động cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và sự phát triển của các doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình đã nỗ lực tạo sản phẩm được lòng tin của người tiêu dùng, đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng trong thành phố nói riêng và tỉnh nhà nói chung, tạo việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 16 sản phẩm OCOP nhưng chỉ dừng ở chất lượng 3 sao. Ban Chỉ đạo Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" thành phố đang phối hợp với các ngành xây dựng và quảng bá các sản phẩm OCOP thông qua các dự án khoa học công nghệ như: "Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Áo dài Huế" cho sản phẩm áo dài tỉnh Thừa Thiên Huế"; "Tạo lập, bảo hộ và quảng bá nhãn hiệu tập thể "Hương trầm Huế" cho sản phẩm hương trầm Thủy Xuân"… Đồng thời, xây dựng Trung tâm giới thiệu sản phẩm và các chủ thể có sản phẩm hoàn thiện, tiêu chuẩn hóa trong Chương trình OCOP với trên 26 chủ thể kinh tế, tham gia, bao gồm: Bưởi, thanh trà, mè xửng, tôm chưa, hương trầm, đúc đồng, pháp lam, áo dài thêu tay, trà cung đình, rượu Minh Mạng,...

Thay mặt Đoàn giám sát, ông Nguyễn Hữu Lạc đánh giá cao những nỗ lực trong thời gian qua của Ban chỉ đạo Cuộc vận động TP. Huế và ghi nhận những ý kiến, kiến nghị của địa phương. ông Nguyễn Hữu Lạc cũng đề nghị bổ sung, hoàn thiện báo cáo; đánh giá sâu một số vấn đề đã thảo luận tại buổi giám sát, cần chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động năm 2023, tiếp tục phối hợp, đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn thành phố đạt được những thành tựu khởi sắc hơn.

Tin, ảnh: Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới

OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. Đây là giải pháp quan trọng trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, đưa nhiệm vụ xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới
Đưa đông y vào sản phẩm du lịch

Đưa đông y nói chung và y thuật cung đình nói riêng vào khai thác du lịch được xem là một trong những loại hình, sản phẩm du lịch đặc sắc. Huế có nhiều lợi thế lĩnh vực này, song việc khai thác các tiềm năng và thế mạnh của đông y vào du lịch chăm sóc sức khỏe (CSSK) vẫn chưa phát huy hết các giá trị.

Đưa đông y vào sản phẩm du lịch
Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

TIN MỚI

Công ty yến sào Khánh Hòa
Return to top