ClockThứ Bảy, 16/07/2022 21:30

Hướng đến giải pháp lâu dài

TTH - Nói về chuyện hỗ trợ xăng dầu cho ngư dân bám biển, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Chi phí nhiên liệu thường chiếm 45-60% chi phí của hoạt động khai thác thủy, hải sản. Do giá xăng dầu tăng nên chi phí đầu vào tăng khoảng 35-48%. Giá đầu vào tăng nhưng giá đầu ra, tức là giá bán sản phẩm tăng không đáng kể.

Khai thác hải sản: Càng xa bờ càng lỗGiá xăng, dầu giảm mạnhXăng, dầu giảm nhẹ sau 13 lần tăng giá

Xăng dầu ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đi lại, đánh bắt...

Đó là một thực tế có lẽ ai cũng hiểu. Những người nội trợ thường xuyên đi chợ cảm nhận rõ điều này, giá hải sản không tăng nhiều. Vì sao chi phí đầu vào tăng mà giá không tăng theo? Ai bán mà chẳng muốn tăng để cho có lợi nhuận nhưng muốn tăng đâu phải dễ, phải phụ thuộc vào thị trường. Thị trường có chấp nhận không mới là điều quan trọng. Nếu các mặt hàng thủy, hải sản tăng cao theo giá đầu vào có khi thị trường, tức là người tiêu dùng sẽ phản ứng ngược lại - tạm thời chuyển qua sử dụng các mặt hàng thực phẩm khác có thể thay thế. Đó là lý do chính làm cho giá thủy, hải sản không tăng cao được. Chẳng những không tăng mà có khi còn giảm, chẳng hạn như mặt hàng tôm hùm khi không xuất khẩu được.

Giá xăng dầu tăng đã làm bào mòn lợi nhuận của ngành khai thác hải sản. Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó chúng ta cũng nhận ra những yếu thế của ngành khai thác hải sản ở nước ta – đó là phương tiện khai thác chưa hiện đại, năng suất chưa cao, chi phí còn cao. Điều này được phản ánh qua con số mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Tính chung đến thời điểm này, tàu cá ngưng hoạt động chiếm khoảng 40-55%”.

Con số này đã cho biết - nếu lý do tàu cá ngưng hoạt động “đổ hết lên đầu” xăng dầu tăng là không đúng. Giá xăng dầu tăng gây ra những khó khăn và làm bào mòn lợi nhuận là điều có thật. Nhưng nếu ngành này tổ chức hoạt động tốt, tức là giảm triệt để chi phí không cần thiết, tăng năng lực khai thác, tăng hiệu quả sản xuất… thì có thể lợi nhuận bị bào mòn nhưng chưa phải đến độ cho tàu neo bến, không hoạt động. Bằng chứng là vẫn còn từ 45-60% tàu vẫn hoạt động. Có thể số neo bờ là những tàu thuyền tổ chức hoạt động kém hiệu quả. Trong điều kiện bình thường thì anh hoạt động được, mặc dù biên lợi nhuận đưa lại không bằng nhưng tàu tổ chức hoạt động tốt, nhưng một khi có những yếu tố bất lợi (như yếu tố xăng dầu tăng cao) thì anh không đủ sức để chống chọi!? Đây chính là điều những nhà quản lý cần lưu tâm, phân tích tình hình để xây dựng ngành thủy sản phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả.

Ngoài Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương cũng đã lên tiếng về việc hỗ trợ giá xăng dầu cho ngư dân. Hỗ trợ cho ngư dân trong thời điểm hiện tại là điều cần thiết, song đây không phải là giải pháp lâu dài. Vì chúng ta chưa biết giá xăng dầu còn tăng đến mức nào, kéo dài đến đâu? Liệu nguồn ngân sách có chịu đựng nổi sự hỗ trợ và hỗ trợ trong thời gian bao lâu. Chúng ta cứ giả thiết nếu giá xăng dầu neo ở mức cao kéo dài một năm đến thì như thế nào. Ai cũng biết, giá xăng dầu tăng vọt là do những biến động trên thế giới mà yếu tố chính trị là quan trọng, đặc biệt là cuộc xung đột Nga - Ukraine kéo theo những căng thẳng giữa Nga và phương Tây. Cuộc xung đột này và những căng thẳng chính trị, kinh tế chưa có dấu hiệu dừng lại.

Yếu tố ngư dân bám biển vừa là hoạt động kinh tế vừa là hỗ trợ giữ gìn chủ quyền quốc gia là điều quan trọng. Vì vậy, cần có những định hướng lâu dài để hiện đại hóa ngành đánh bắt hải sản. Trong điều kiện bình thường, nếu năng lực chúng ta yếu đã là một bất lợi chứ chưa nói đến trong điều kiện có những biến động.

Bài: NGUYÊN LÊ - Ảnh: LINH ĐAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá xăng dầu lại tăng

Sau phiên điều hành của Liên bộ Công thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15h hôm nay, 20/6.

Giá xăng dầu lại tăng
Đồng bộ các giải pháp giảm nghèo

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV), TP. Huế triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 và xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn.

Đồng bộ các giải pháp giảm nghèo
Hoàn thiện hạ tầng cho thành phố xe đạp

Theo lãnh đạo TP. Huế, định hướng phát triển giao thông xe đạp nhằm tạo dựng môi trường thuận lợi, an toàn, chuyển đổi phương thức đi lại trong thành phố theo hướng xanh, sinh thái và bền vững. Hướng tới xây dựng Huế trở thành một trong những thành phố xe đạp đầu tiên của Việt Nam.

Hoàn thiện hạ tầng cho thành phố xe đạp

TIN MỚI

Return to top