ClockThứ Sáu, 08/03/2024 07:11

Hướng đến mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh

TTH - Thừa Thiên Huế triển khai nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Đây cũng là hoạt động khởi đầu cho vụ trồng rừng năm 2024, với mục tiêu cùng cả nước hoàn thành chương trình “Trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”.

Trồng 500 cây xanh bản địa, cây đặc thù ở lăng Vua Gia LongTrồng hơn 1.000 cây xanh và tặng 500 lá cờ Tổ quốc''Trồng một tỷ cây xanh' trên hành trình 'về đích''

 Cán bộ và sinh viên Đại học Huế tham gia trồng rừng đầu năm Giáp Thìn

Sau Tết Giáp Thìn, hầu khắp các đơn vị, địa phương trong tỉnh đều tổ chức phát động Tết trồng cây và triển khai kế hoạch trồng rừng năm 2024. Mới đây vào ngày 26/2, Đại học Huế đã mời gọi cán bộ, giáo viên, sinh viên đến từ các trường đại học và cộng đồng địa phương trồng mới 1.000 cây xanh, như bằng lăng, giáng hương, me tây… tại khuôn viên ở khu quy hoạch Đại học Huế. Mục đích của chương trình không chỉ tạo mảng xanh cho đô thị Huế, mà còn nâng cao ý thức, trách nhiệm trồng rừng của mỗi người để thấy được vai trò, giá trị của rừng đối với công tác bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu…

Trước đó, tại cồn Dã Viên, TP. Huế, lãnh đạo tỉnh tham gia lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024. Cùng thời điểm này các huyện, thị, TP. Huế… ra quân trồng cây xanh tại nơi công cộng, trường học. Hoạt động này tại các địa phương được phát động hàng năm nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, làm cho môi trường ngày càng sạch đẹp theo tinh thần của phong trào “Xanh - Sạch - Sáng” và hưởng ứng lời kêu gọi “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” do Chính phủ phát động và tạo thêm nhiều mảng xanh cho đô thị Huế.

Dịp này, ông Phan Công Mẫn, Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc chia sẻ, phát động phong trào Tết trồng cây đầu năm là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục ở địa phương. Thời gian qua, Phú Lộc đã trồng hàng trăm nghìn cây xanh phân tán, cây xanh đô thị. Riêng năm 2024, ngoài kế hoạch trồng rừng kinh tế, rừng tự nhiên, các xã, thị trấn trên địa bàn tiếp tục gia tăng trồng cây xanh đô thị, góp phần tạo cảnh quan xanh trên các tuyến đường, tuyến phố, bảo vệ môi trường sạch đẹp…

Theo báo cáo của ngành chức năng, công tác chuẩn bị trồng rừng toàn tỉnh năm nay đã được thực hiện sớm, toàn bộ diện tích đất đủ điều kiện trồng rừng đã được rà soát đưa vào kế hoạch; các loại cây giống cũng được lựa chọn kỹ lưỡng, đảm bảo đưa 20 triệu cây gieo ươm tại các nhà vườn để đưa vào trồng.

 Đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 12.400ha rừng trồng gỗ lớn là các loài keo và bản địa, có hơn 11.920ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, trong đó có khoảng 940ha rừng tự nhiên. Riêng năm 2023, toàn tỉnh đã trồng hơn 6.311ha rừng (tăng 7,6% so với năm 2022); trong đó, trồng mới hơn 1,8 triệu cây xanh, đạt hơn 128% kế hoạch. Ngoài ra còn huy động nguồn lực từ các chương trình, dự án, đến nay tỉnh đã có hơn 260ha rừng ngập mặn nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển sinh kế cho cư dân vùng đầm phá, ven biển…

Nhìn từ kế hoạch và tiến độ trồng rừng ở địa phương cho thấy, với mục tiêu cùng cả nước trồng 1 tỷ cây xanh trong giai đoạn 2021-2025 là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên điều đáng quan tâm không chỉ là trồng đủ số lượng theo kế hoạch, mà phải đảm bảo chất lượng trồng rừng, chủng loại cây theo hướng trồng cây gỗ lớn. Ngoài ra còn phải đảm bảo kế hoạch khai thác, chế biến, quản lý, bảo vệ rừng… Như vậy mới có thể duy trì và nâng tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh ở mức hơn 57% và còn tăng lên trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Bài, ảnh: SONG MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới

Với nhiều quy hoạch lớn mang tầm chiến lược ở Thừa Thiên Huế cũng như Luật Đất đai 2024 (sửa đổi) và nhiều luật mới đã, sắp ban hành, hy vọng sẽ tạo động lực cho Thừa Thiên Huế bứt phá trong tương lai gần.

Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới
Lực đẩy từ các chương trình mục tiêu quốc gia

Nguồn vốn tín dụng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh không chỉ góp phần quan trọng tạo chuyển biến trong đời sống của người dân, mà còn góp phần thực hiện các mục tiêu lớn tỉnh đang theo đuổi.

Lực đẩy từ các chương trình mục tiêu quốc gia
Đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia

Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững (GNBV); phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển KT-XH, tập trung nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia
Return to top