ClockThứ Sáu, 12/05/2023 16:00

Hướng đến nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

TTH - Bộn bề khó khăn, thách thức, song các ban ngành, địa phương đang nỗ lực khắc phục, hướng đến xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu.

Tuổi trẻ tiên phong xây dựng nông thôn mớiNông nghiệp bền vững, nông dân hiện đạiHướng đến nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

leftcenterrightdel
Sản phẩm OCOP của Quảng Điền 

Thách thức tiêu chí nâng cao thu nhập

Thiên tai, thời tiết khắc nghiệt, bất thường, dịch bệnh thường xuyên ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tại các địa phương. Năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm bị giảm, ảnh hưởng đến việc duy trì thu nhập, thậm chí làm giảm nguồn thu nhập của người dân. Trong khi mục tiêu cuối cùng của xây dựng NTM, NTM nâng cao, kiểu mẫu là nâng cao thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.

Chủ tịch UBND huyện Nam Đông, ông Trần Quốc Phụng chia sẻ, việc thực hiện tiêu chí thu nhập luôn là điều nan giải đối với huyện và các địa phương. Lâu nay, trồng rừng keo tràm, cao su... là chủ lực của huyện, tạo động lực thúc đẩy địa phương hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM, hướng đến NTM nâng cao, kiểu mẫu. Tuy nhiên, nhiều năm qua giá mủ cao su quá thấp, lại khó đầu ra khiến người dân mất nguồn thu nhập. Mới đây, giá gỗ keo cũng hạ thấp gây ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống nhiều hộ dân.

Tại các vùng thấp trũng, hay vựa lúa, rau màu trên địa bàn tỉnh cũng đang ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, giá cả bấp bênh. Đợt mưa lũ bất thường năm 2022 làm năng suất lúa bị giảm đến 30%, hay các đợt mưa lũ những năm qua làm nhiều diện tích rau màu bị ngập, thiệt hại nặng. Trồng rau má là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ ở Quảng Thọ (Quảng Điền), nhưng mới đây giá xuống rất thấp, người dân phải thu hoạch cho cá ăn. Trồng sắn bị bệnh khảm lá làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm... “Trong khi đang nỗ lực xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu thì địa phương lại gặp thách thức lớn trong việc nâng cao thu nhập cho Nhân dân”, Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ, ông Trần Kìm tâm sự.

Ông Lê Thành Nam, Phó Chánh Văn phòng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM tỉnh thông tin, trong 30 xã còn lại trên địa bàn tỉnh chưa đạt chuẩn NTM có đến 21 xã đặc biệt khó khăn ở vùng bãi ngang, ven biển và vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, các xã thuộc huyện nghèo. 9 xã còn lại thuộc các xã vừa thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển, các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số của giai đoạn trước. Đây là những xã hết sức khó khăn trong xây dựng NTM, nhất là thực hiện tiêu chí nâng cao thu nhập. Các xã đạt chuẩn NTM giai đoạn trước hiện mới chỉ đạt ở mức tiệm cận, chưa thực sự bền vững. So với bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2021-2025 thì hầu hết các xã này đều không đạt theo chuẩn mới...

Nỗ lực để đạt mục tiêu

Ngoài phấn đấu xây dựng các xã còn lại đạt chuẩn NTM, nhiều địa phương đang tập trung xây dựng đạt chuẩn NTM nâng cao, kiểu mẫu trong năm 2023. Các địa phương đang đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn - đô thị và các vùng miền.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Đình Đức cho rằng, nâng cao thu nhập luôn là tiêu chí quan trọng, mục tiêu hướng đến trong xây dựng NTM, NTM nâng cao, kiểu mẫu. Để đạt mục tiêu này, ngành nông nghiệp tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn. Trong đó, đặc biệt quan tâm triển khai mạnh mẽ chương trình OCOP nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, nông thôn, các ban ngành tập trung phát triển mạnh ngành nghề nông thôn, du lịch nông thôn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã. Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn thông qua việc thực hiện cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn… góp phần nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững. Các sản phẩm đặc sản, có lợi thế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ được ưu tiên phát triển, góp phần nâng cao thu nhập bền vững cho người dân.

Các địa phương đang thúc đẩy phát triển dịch vụ du lịch nông thôn trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế, góp phần tạo sinh kế, nâng cao thu nhập gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Hiện, tỉnh đang ưu tiên tập trung xây dựng thí điểm hai mô hình du lịch nông thôn đã đăng ký với Trung ương, đó là du lịch cộng đồng thôn Dỗi, xã Thượng Lộ (Nam Đông) và mô hình du lịch cộng Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi (Quảng Điền).

Các địa phương đang triển khai chương trình chuyển đổi số, hướng tới nông thôn mới thông minh, hiện đại, trong đó tập trung xây dựng thí điểm mô hình xã NTM thông minh (kinh tế số, xã hội số). Trong phát triển chuyển đối số gắn với lĩnh vực chủ lực, nổi bật của địa phương, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông thôn và đô thị, tạo điều kiện để người dân được hưởng chất lượng các dịch vụ như đô thị. Tỉnh tiếp tục triển khai xây dựng mô hình “xã thông minh”, hiện đang thực hiện thí điểm tại xã Quảng Thọ (Quảng Điền) và xã Vinh Hưng (Phú Lộc), xây dựng xã Quảng Thọ là xã “xã nông thôn mới thông minh”, đạt xã kiểu mẫu về ứng dụng công nghệ thông tin.

 Trong triển khai xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu đang có sự vào cuộc của ngành khoa học và công nghệ. Phấn đấu có 1-2 đề tài nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, chế biến, bảo quản, góp phần gia tăng giá trị và phát triển các sản phẩm đặc sản của địa phương. Qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của hai huyện A Lưới và Nam Đông theo hướng nông nghiệp sinh thái, kinh tế tuần hoàn và thích ứng với biến đổi khí hậu.

 

Bài, ảnh: HOÀNG TRIỀU
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc

Chiều 21/12, ThS.BS Lê Viết Cường, Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) Phú Lộc thông tin, ca bệnh được các chuyên gia Bệnh viện Trường ĐH Y - Dược (BVTĐHYD), ĐH Huế, cắt Amydale gây mê hiện sức khỏe ổn định, tiên lượng sẽ xuất viện vào ngày 24/12 tới.

Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc
Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Việc nâng cao chất lượng dân số, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), là một nhiệm vụ chiến lược để phát triển bền vững. Huyện Nam Đông và A Lưới, nơi tập trung đông đồng bào DTTS của Thừa Thiên Huế, đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhờ các chương trình, chính sách hướng tới cải thiện sức khỏe và nâng cao nhận thức cộng đồng.

Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhận diện bạo lực giới và hướng đến sự bình đẳng

Nhiều người, nhất là các chị em phụ nữ có khi vẫn chưa nhận ra được mình đang hoặc đã từng bị bạo lực giới, dù ở mức độ ít hay nhiều, nặng hay nhẹ. Một khi nhận diện được vấn đề này, phụ nữ hay trẻ em gái mới có thể phát huy và thúc đẩy bình đẳng trong cuộc sống.

Nhận diện bạo lực giới và hướng đến sự bình đẳng
Tín dụng chính sách giúp Lộc Bình đạt chuẩn nông thôn mới

Cùng với các nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã và đang là nguồn lực quan trọng, góp phần giúp xã Lộc Bình (huyện Phú Lộc) thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng xã NTM.

Tín dụng chính sách giúp Lộc Bình đạt chuẩn nông thôn mới
Return to top