ClockThứ Ba, 23/01/2018 15:48

Hướng đến quyền lợi khách hàng

TTH - Với 19 dịch vụ trực tuyến, điện là dịch vụ công (DVC) đầu tiên có mặt trên cổng DVC trực tuyến của tỉnh và đây là đơn vị dẫn dầu của khu vực miền Trung-Tây Nguyên triển khai mô hình này nhằm mang lại sự tiện ích, thuận lợi cho khách hàng khi tra cứu các thông tin liên quan đến các dịch vụ điện.

Phấn đấu giảm thời gian mất điện trung bình giảm còn 700 phútĐiện lực tỉnh hỗ trợ 50 triệu đồng cho Quỹ Vì người nghèoCông đoàn Công ty Điện lực: Phấn đấu năng suất lao động tăng bình quân 10%/năm

Lắp đặt hệ thống điện đường cho các xã vùng sâu, vùng xa

Trước đây, mỗi lần cần thông tin hay muốn đăng ký các dịch vụ điện, khách hàng phải tới các trung tâm giao dịch của Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (Công ty Điện lực) để nắm bắt và thực hiện giao dịch. Công việc này mất khá nhiều thời gian và công sức của khách hàng. Từ tháng 12/2017, thông qua cổng DVC trực tuyến của tỉnh, các tổ chức và cá nhân có thể tra cứu thông tin lịch tạm ngừng cung cấp điện, sử dụng điện hay theo dõi các thông cáo báo chí của ngành điện, tiếp cận các thông tin tuyên truyền về tiết kiệm điện… Hoạt động này đã mang lại sự tiện ích, giúp tiết giảm thời gian đi lại của khách hàng.

Anh Nguyễn Xuân Ba, trú tại phường Thủy Xuân (TP. Huế) chia sẻ: “Trước đây cần việc gì liên quan đến ngành điện, tôi phải đến trực tiếp các trung tâm giao dịch khách hàng gặp nhân viên để hỏi, nhưng đầu tháng 1/2018, nhà chuẩn bị có đám cưới, muốn xem lịch tạm ngừng cung cấp điện, tôi chỉ nhấp chuột là mọi thông tin hiện ra, rất nhanh chóng và thuận tiện”.

Cổng DVC của Công ty Điện lực có 19 DVC trực tuyến cho phép xem thông tin các bước thực hiện, các hồ sơ cần cung cấp, thời gian, lệ phí và đăng ký trực tuyến. Các dịch vụ này được phân làm 3 nhóm dịch vụ, đó là dịch vụ cung cấp điện mới, dịch vụ trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán điện và dịch vụ hỗ trợ, trong đó bao gồm 7 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 10 dịch vụ công mức độ 2 và 2 dịch vụ mức độ 1. Các dịch vụ điện tuân thủ đúng theo quy định cung cấp dịch vụ điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, được kết nối trực tiếp với hệ thống của các cơ quan ban ngành trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng tính liên thông, đảm bảo thời gian hoàn tất hồ sơ. Từ đây, người dân có thể đăng ký các dịch vụ điện mà không cần đến các quầy giao dịch.

Phó Giám đốc công ty, ông Hoàng Ngọc Hoài Quang khẳng định, cổng DVC là kênh thông tin chính thống được UBND tỉnh sử dụng để thực hiện chức năng một cửa điện tử, là nơi cho phép tiếp nhận, xử lý và chuyển trả kết quả và giải quyết các hồ sơ thủ tục hành chính của công dân cũng như các DN trên địa bàn tỉnh. Việc triển khai các dịch vụ điện đã cho phép mở rộng tính năng của cổng DVC, giúp mọi người có thể tiếp cận các thông tin và dịch vụ ngành điện ở mọi nơi, mọi lúc.

Theo Phó Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn, từ cuối năm 2016, sở đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan, DN thuộc khối dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh cùng phối hợp, nghiên cứu và thử nghiệm các giải pháp kỹ thuật để kết nối các thông tin của ngành vào cổng DVC của tỉnh. Cuối năm 2017, Công ty Điện lực đã chủ động đề xuất phương án kỹ thuật, đồng thời phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh để xây dựng tính năng kết nối hệ thống của cổng DVC với hệ thống nghiệp vụ của ngành điện.

“Việc tích hợp thành công của ngành điện đã tạo ra môi trường thuận tiện đối với các DN, người dân trên địa bàn. Năm 2018, sở sẽ làm việc với các ngành còn lại trong nhóm dịch vụ công ích như nước, điện thoại, internet để triển khai dịch vụ này nhằm mục đích tiết giảm thời gian đi lại cho các nhóm đối tượng khách hàng”, ông Sơn cho biết.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc

Không chỉ là một khẩu hiệu, phong trào "Doanh nghiệp nói không với thuốc lá" đang trở thành cam kết của nhiều doanh nghiệp (DN), góp phần cùng cộng đồng bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng sống.

Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc
Hướng đến nền y tế hiện đại, tăng sự hài lòng của người dân

Trong xu thế đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Y tế đầu tư xây dựng Trung tâm Điều hành y tế thông minh (YTTM) nhằm phục vụ cho việc hoạch định chính sách, quản lý điều hành, phòng, chống dịch bệnh, giúp người dân nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. PGS.TS. Trần Kiêm Hảo, Giám đốc Sở Y tế đã trao đổi với Báo Thừa Thiên Huế về vấn đề này.

Hướng đến nền y tế hiện đại, tăng sự hài lòng của người dân
Hướng đến quy mô lớn và an toàn trong chăn nuôi

Hình thành các trang trại có quy mô lớn, các khu chăn nuôi tập trung phù hợp với từng địa phương; phát triển mạnh theo hướng công nghệ cao, an toàn sinh học và bền vững là vấn đề đặt ra trong phát triển chăn nuôi ở giai đoạn mới.

Hướng đến quy mô lớn và an toàn trong chăn nuôi
Return to top