ClockThứ Tư, 02/02/2022 22:06

Hương Trà - thế và lực để phát triển xứng tầm

TTH - Sau một thập kỷ lên thị xã, với sức trẻ của địa phương năng động, Hương Trà đã gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật, tạo thêm thế và lực mới trong xây dựng thị xã phát triển bền vững, xứng tầm trong thời gian tới.

11 ngôi nhà dành cho hộ dân nghèo phải được bàn giao vào ngày 15/1Hương Thủy: 23 đề tài tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật lần thứ 11Điểm tựa yêu thương.

Công ty May Vinatex Hương Trà thu hút trên 500 lao động

Năm 2021, Hương Trà hoàn thành vượt mức 9/11 chỉ tiêu thực hiện Nghị quyết của Thị ủy và HĐND thị xã đề ra. Đây là kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh dịch COVID-19 và thiên tai tạo ra rất nhiều rào cản đối với sự phát triển của thị xã.

Trong bối cảnh khó khăn, địa phương đã có nhiều điểm nổi bật trong bức tranh kinh tế - xã hội (KT-XH): Giá trị sản xuất đạt 6.139 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2020; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 2.200 tỷ đồng, đạt hơn 129% kế hoạch; thu ngân sách trên 448 tỷ đồng, đạt hơn 214% so với dự toán tỉnh giao, hơn 195% chỉ tiêu phấn đấu. Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp 11,9%; dịch vụ tăng 8,5%, nông nghiệp tăng 3,7%. Đến nay, tỷ lệ đô thị hóa của thị xã đạt 75%, kết cấu hạ tầng KT-XH khu vực nông thôn ngày càng được đầu tư đồng bộ.

Sức bật trong hành trình phát triển

Tháng 7/2021, Hương Trà chuyển giao 6 xã, phường vào thành phố Huế. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã có 392,32 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số 65.085 người, với 9 đơn vị hành chính, gồm 5 phường và 4 xã.

Khu Công nghiệp Tứ Hạ thu hút nhiều doanh nghiệp“đứng chân”

Do thay đổi về diện tích, dân số và những tiềm năng, lợi thế khác sẽ ít nhiều có sự tác động đến phát triển KT-XH của địa phương nên những định hướng phát triển giai đoạn 2020-2025 mà thị xã đã xây dựng trước đây có sự thay đổi. Hương Trà đã điều chỉnh cơ cấu từ “Dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp” sang “Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp” để phù hợp với tình hình mới. Lấy công nghiệp, dịch vụ làm động lực phát triển thị xã trong thời gian tới.

Thời gian qua, quá trình đô thị hóa trên địa bàn diễn ra với tốc độ khá nhanh. Theo đó, thị xã tập trung thực hiện các mục tiêu về xây dựng đô thị, đề ra các giải pháp huy động mọi nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa khu vực các phường nội thị và định hướng hình thành khu trung tâm đô thị Hương Trà nhằm mục tiêu thay đổi diện mạo của thị xã.

Đến nay, thị xã đã tiến hành điều chỉnh quy hoạch (QH) chung phường Tứ Hạ mở rộng; lập QH phân khu khu trung tâm phường Hương Văn (181ha), QH chi tiết khu trung tâm phường Hương Xuân (30ha), Hương Chữ (30ha) để làm cơ sở hình thành các khu vực lõi đô thị của mỗi phường, từng bước hoàn chỉnh và mở rộng bộ mặt đô thị.

Thị xã đã có 42/49 tiêu chí đạt chuẩn đô thị loại IV, đồng thời, có một số tiêu chí ở một số phường đạt trên chuẩn như: Thu nhập bình quân đầu người: khoảng 55 - 60 triệu đồng, tương đương 2.600 - 3.000 USD năm; tỷ lệ đô thị hóa (% dân cư đô thị): trên 75% (tiêu chuẩn là 40 - 70%); lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị: 81%. Tỷ lệ hộ nghèo: dưới 3%.

Tại Hương Trà, hệ thống giao thông được ưu tiên đi trước. Thị xã tập trung nâng cấp, mở rộng các tuyến đường trục chính kết nối các vùng, các tuyến đường khu trung tâm và đầu tư nâng cấp, cải tạo mạng lưới đường hiện có để đáp ứng các yêu cầu tiêu chí đô thị. Kiến trúc cảnh quan đô thị được quan tâm, chú trọng; nhiều dự án (DA) chỉnh trang đô thị, cảnh quan môi trường được triển khai tạo nên diện mạo mới, khang trang cho cảnh quan đô thị, như: DA xây dựng chỉnh trang tôn tạo không gian cảnh quan Đài tưởng niệm Anh hùng Liệt sĩ theo mô hình của nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị, xây dựng công viên cây xanh trung tâm, công viên cây xanh đầu cầu Tứ Phú… Đi đôi đầu tư xây dựng một số khu đô thị mới hiện đại, đồng bộ thì công tác cải tạo, chỉnh trang đô thị và bảo tồn các giá trị di sản, lịch sử, văn hóa, cảnh quan đã được coi trọng.

 Đô thị Hương Trà được mở rộng khang trang

Cơ hội bứt phá

Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 99/NQ-CP của Chính phủ, Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025, địa phương sẽ phát huy hơn nữa nội lực xây dựng đô thị Hương Trà với mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2025 các xã trở thành phường, xây dựng Hương Trà trở thành đô thị động lực phía bắc của tỉnh phát triển theo hướng bền vững với kết cấu hạ tầng đồng bộ, có lối sống đô thị văn minh, đời sống Nhân dân được cải thiện và từng bước xây dựng đô thị tăng trưởng xanh.

Một loạt các công trình, DA hạ tầng giao thông lớn được lên kế hoạch đưa vào đầu tư thời gian tới để làm điểm nhấn, như quảng trường và nhà văn hóa trung tâm thị xã (45 tỷ đồng), chỉnh trang hai bên Quốc lộ 1A từ cầu An Lỗ đến Trường Nguyễn Khánh Toàn (giai đoạn 1 là 40 tỷ đồng), đầu tư hạ tầng chợ Bình Điền, Tứ Hạ và các chợ lớn trên địa bàn, đầu tư đường ven sông Bồ, nâng cấp Tỉnh lộ 16, xây dựng hệ thống trường học và các tuyến đường ngang nối Quốc lộ 1A đến các xã, phường. Đầu tư hệ thống cây xanh, cảnh quan môi trường đô thị và khắc phục một bước tình trạng ô nhiễm môi trường những điểm nóng trong những năm trước. Xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao phục vụ đời sống, sinh hoạt của bà con Nhân dân...

Để thực hiện được những mục tiêu trên, thị xã sẽ tập trung, nỗ lực phấn đấu, tạo sự đồng thuận trong toàn hệ thống chính trị và Nhân dân, huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng nhằm tạo sự thay đổi diện mạo của thị xã, phát huy mọi tiềm năng, lợi thế để phát triển KT-XH. Tạo môi trường thuận lợi, đồng thời giải quyết kịp thời các vướng mắc cho nhà đầu tư và người dân phát triển sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ các DA trọng điểm quốc gia, các DA hạ tầng KT-XH của thị xã và các DA của các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn. Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, tạo diện mạo mới cho Hương Trà phát triển xứng tầm là đô thị động lực phía bắc của Thừa Thiên Huế.

Nguyễn Duy Hùng - Chủ tịch UBND thị xã Hương Trà

Ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Hương Chữ Ngày mới”

Đó là chủ đề của Giải chạy vì cộng đồng năm 2024 do phường Hương Chữ (Hương Trà) tổ chức, diễn ra ngày 19/5.

“Hương Chữ Ngày mới”
Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao

Đó là mục tiêu đặt ra tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSVMN), giai đoạn I (2021-2025). Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức trong hai ngày 14 và 15/5 tại Huế, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành.

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao
Nguồn nhân lực chất lượng cao: Gỡ điểm nghẽn để phát triển

Phát triển nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao gắn với xây dựng các kỹ năng nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế trọng điểm là hướng đi cần thiết của Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch trên hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nguồn nhân lực chất lượng cao Gỡ điểm nghẽn để phát triển
Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Return to top