ClockThứ Sáu, 02/12/2022 15:52

Ít nhất trồng thêm 7 triệu cây xanh

Thả 4 cá thể động vật quý hiếm về tự nhiênXây dựng môi trường du lịch “Văn minh- Thân thiện- An toàn- Giàu bản sắc”Trồng 3.000 cây bản địa

Trao cây giống trồng rừng ở huyện A Lưới

Đó là mục tiêu mà đề án hưởng ứng phong trào "Trồng một tỷ cây xanh cho Việt Nam giai đoạn 2021-2025" mà Thừa Thiên Huế đang hướng đến.

Sau khi đề án triển khai, đến nay nhiều không gian diện tích đất trống chung quanh bờ vùng, bờ thửa, ven đê, đất trồng xen cây công nghiệp, đường giao thông nông thôn, khu dân cư... là những vị trí được nhiều địa phương lựa chọn cho việc thực hiện trồng cây phân tán theo chủ trương chung.

Mới đây, huyện Phong Điền tiếp tục là địa phương tổ chức trồng hoàn thành 3.000 cây bản địa gồm các loài sến, lim xanh, huỷnh, chò… Số cây được trồng tập trung tại khu vực Đồi Cây Lợi thuộc xã Phong Thu; khu vực ranh giới rừng giữa Ban Quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền và rừng trồng của người dân huyện Hải Lăng (Quảng Trị), và khu vực từ Trạm Kiểm lâm Tây Sao La đến Trạm Kiểm lâm cửa rừng A Tép (A Lưới).

Ngày 23/11 vừa qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng phối hợp với Hạt Kiểm lâm và Công ty Lâm nghiệp huyện Phong Điền tổ chức trồng 1.000 cây xanh tại Tiểu khu 23 thuộc xã Phong Mỹ, gồm sến, huỷnh... Đây là những loại cây gỗ lâu năm có khả năng giữ đất và chống sạt lở cao.

Ông Nguyễn Bá Thạo, Trưởng Hạt Kiểm Lâm huyện Phong Điền cho hay, gánh chịu những thiệt hại nặng nề do biến đổi khí hậu, hơn ai hết lãnh đạo địa phương hiểu được vai trò, ý nghĩa của hoạt động trồng cây, gây rừng. Nhiều năm qua, bằng các nguồn lực khác nhau, Phong Điền đã triển khai nhiều chương trình, dự án bảo vệ, phát triển rừng như chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững, kế hoạch trồng rừng gỗ lớn, dự án bảo vệ và quản lý tổng hợp các hệ sinh thái rừng...

Trước đó, hàng loạt địa phương, như A Lưới, Hương Trà, Nam Đông... đã phối hợp triển khai đề án trồng, chăm sóc hàng chục nghìn cây xanh. Đặc biệt như, Công ty TNHH Unilever Việt Nam tổ chức chương trình trồng cây "Hành động vì một Việt Nam xanh" đã trao tặng giống, trồng 70.000 cây xanh tại huyện A Lưới vào tháng 3/2022.

Nhớ lại ngày đầu phát động đề án này, ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy khẳng định, trồng cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và sự sống của con người. Thông qua hoạt động trồng cây gây rừng sẽ tạo thêm việc làm cho người dân, góp phần phát triển kinh tế tại địa phương. Góp phần tạo thu nhập tăng thêm từ lâm sản ngoài gỗ phục vụ cho tiêu dùng thông qua các mô hình nông, lâm, ngư kết hợp. Nâng cao chất lượng rừng, tăng tỷ lệ che phủ rừng góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ sức khỏe con người...

Vì mục đích và ý nghĩa trên, đề án hưởng ứng "Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025" của Thủ tướng Chính phủ ở Thừa Thiên Huế là rất cần thiết. Đến nay, hoạt động này thực sự trở thành phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả của các cấp, các ngành, trong từng khu dân cư, mọi người dân ở địa phương. Bên cạnh đó đã thu hút thêm các nguồn lực từ các thành phần kinh tế và lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội để trồng cây xanh với mục tiêu đề ra.

Mong rằng từ nay đến năm 2025, việc phát triển cây xanh tiếp tục trở thành phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả của các cấp, các ngành, trong từng khu dân cư... Các đơn vị, địa phương cần có kế hoạch triển khai, bám sát chỉ tiêu đề án và xem 7 triệu cây là mức tối thiểu. Đi đôi với trồng là chăm sóc, bảo vệ giúp cây phát triển sinh trưởng tốt...

Bài, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thực thi bản quyền trên môi trường số

Môi trường số mở ra nhiều cơ hội sáng tạo, lưu giữ và khai thác đối với tác phẩm/sản phẩm nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho cả đối tượng sáng tạo nội dung và cơ quan quản lý, nhất là việc thực thi về bản quyền tác giả.

Thực thi bản quyền trên môi trường số
Singapore đầu tư gần 750.000 USD nghiên cứu tác động của môi trường xây dựng đến sức khỏe tinh thần

Tại Hội nghị thượng đỉnh Các thành phố thế giới đang diễn ra ở Singapore, Chính phủ Singapore cho biết sẽ đầu tư 1 triệu SGD (khoảng 743.000 USD) vào một dự án kéo dài 3 năm để tìm hiểu về những tác động của môi trường xây dựng đến sức khỏe tinh thần của con người, từ đó giúp định hình cách thức quy hoạch thành phố và làm cho thành phố trở nên lành mạnh và đáng sống hơn.

Singapore đầu tư gần 750 000 USD nghiên cứu tác động của môi trường xây dựng đến sức khỏe tinh thần
Giảm thiểu tác động của nhựa đối với môi trường ở các ngành nghề du lịch

Sáng 5/6, tại Trường cao đẳng Du lịch Huế diễn ra hội thảo với chủ đề “Phân tích, đánh giá và xác định việc sử dụng nhựa trong các ngành nghề tại Trường cao đẳng Du lịch Huế”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ của Dự Án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam và nhằm hưởng ứng ngày Môi trường thế giới (5/6).

Giảm thiểu tác động của nhựa đối với môi trường ở các ngành nghề du lịch
Ngày Môi trường thế giới (5/6):
Tập trung vào phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa

Theo tuyên bố của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Saudi Arabia, Saudi Arabia sẽ là nơi tổ chức Ngày Môi trường thế giới năm 2024, với trọng tâm phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa.

Tập trung vào phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa

TIN MỚI

Return to top