ClockThứ Tư, 29/04/2020 08:55

Áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường

TTH - Thời gian qua, công tác quản lý môi trường đã chú trọng nhiều hơn tới việc sử dụng các công cụ kinh tế, như: các loại thuế, phí môi trường hay các hình thức xử phạt, đền bù thiệt hại...

Quản lý tốt rác thải tại các khu cách ly tập trungĐảm bảo cấp, gia hạn thẻ bảo hiểm y tế trong thời gian cách ly xã hộiVận dụng mọi công cụ để quản lý môi trường

Nguồn thu từ thuế, phí hay vi phạm hành chính về BVMT sẽ quay trở lại phục vụ đầu tư cho hoạt động BVMT

Chẳng hạn đối với chính sách về thuế có liên quan đến môi trường nước đang áp dụng được xây dựng theo mục tiêu phát triển bền vững, vừa góp phần hạn chế những hoạt động gây ảnh hưởng xấu tới môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới bảo vệ môi trường (BVMT), tới khuyến khích khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước.

Theo Luật Thuế BVMT có quy định 8 nhóm hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế: xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch; than đá; túi ni lông thuộc diện chịu thuế; thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng...

Việc thu thuế BVMT đối với các sản phẩm hàng hóa khi sử dụng gây ô nhiễm môi trường hoặc thu phí, giá dịch vụ BVMT đối với một số đối tượng như rác thải, nước thải  không chỉ góp phần hạn chế sản xuất, sử dụng mà đây còn là nguồn kinh phí đắc lực hỗ trợ cho nguồn ngân sách địa phương về BVMT cũng như hoạt động của các Quỹ BVMT địa phương.

Ngoài thuế và phí, giá dịch vụ liên quan đến BVMT, việc áp dụng các văn bản về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT cũng cần được vận dụng tối đa, vừa là biện pháp tạo tính răng đe, vừa đem lại nguồn thu theo nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả đúng, trả đủ chi phí xử lý, khắc phục”, “Người hưởng lợi từ môi trường phải chi trả”.

Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường- Bộ Tài nguyên và Môi trường, đầu tư cho BVMT hiện còn rất hạn chế, chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ so với yêu cầu. Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường được phê duyệt gần đây hơn 2.500 tỷ đồng, nhưng chỉ bố trí được 485 tỷ đồng, tức khoảng gần 20%. Với nguồn đầu tư hạn chế này cũng là lý do còn nhiều cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64, Quyết định 1788 của Thủ tướng Chính phủ vẫn chưa hoàn thành biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để và hàng trăm cơ sở chậm tiến độ theo yêu cầu.

Dự báo nhu cầu vốn để thực hiện các mục tiêu BVMT nêu trong Chiến lược BVMT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 khoảng 40-50 tỷ USD, nhưng khả năng đáp ứng chỉ khoảng 10 tỷ USD. Trong khi đó, theo một số chuyên gia phân tích, tại một số nước ASEAN, đầu tư cho môi trường trung bình hằng năm đều chiếm trên 1% GDP, ở các nước phát triển thường chiếm từ 3-4% GDP.

Đối với Thừa Thiên Huế, quán triệt quan điểm “Đầu tư BVMT là đầu tư phát triển”, nên thời gian qua, ngân sách đầu tư cho hoạt động BVMT trên địa bàn được bố trí thành một nguồn riêng phục vụ chi sự nghiệp môi trường. Nguồn chi này được cân đối không thấp hơn 1% tổng chi ngân sách của tỉnh. Tuy nhiên, thực tế nguồn chi này vẫn chưa hỗ trợ, đáp ứng đủ yêu cầu về BVMT tại địa phương.

Chính vì đang thiếu nguồn lực thu hút đầu tư cho BVMT, nên việc áp dụng công cụ kinh tế mà cụ thể hơn là các nguồn thu từ thuế, phí BVMT, tiền xử phạt vi phạm hành chính... sẽ là một phần dùng để đầu tư trở lại cho các hoạt động BVMT, xử lý ô nhiễm, cải tạo và phục hồi môi trường. Ngoài các nguồn trên, để đảm bảo thêm nguồn lực cần hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động từ các thành phần kinh tế, xã hội hoá hoạt động BVMT.

Bài, ảnh: HOÀI MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Chung tay gìn giữ môi trường”

Được triển khai vào cuối tháng 9 vừa qua, mô hình “Chung tay gìn giữ môi trường” giai đoạn 2024 – 2025 do Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) phối hợp cùng Ban Dân vận Thành ủy Huế thực hiện đang cho thấy những tín hiệu tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu dân cư.

“Chung tay gìn giữ môi trường”
Siết chặt quản lý phương tiện ô tô vi phạm tốc độ

Tình trạng xe container, đầu kéo, xe hợp đồng chở khách, xe chạy tuyến cố định vi phạm tốc độ dù đã được kiểm tra, xử lý nhắc nhở thường xuyên, song vẫn chưa thể chấm dứt hoàn toàn. Giải pháp đặt ra vẫn là quản lý chặt chẽ hơn nữa, xử lý nghiêm hơn nữa các phương tiện vi phạm để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng này.

Siết chặt quản lý phương tiện ô tô vi phạm tốc độ
QUẢN LÝ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG:
Vào cuộc tích cực, không ngại va chạm

Đó là quan điểm và tinh thần chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh trước thực trạng người dân xây dựng, lắp đặt các biển hiệu, biển quảng cáo lấn chiếm công trình, vỉa hè, che khuất hệ thống an toàn giao thông (ATGT), phần đường dành cho người đi bộ… làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị, trật tự ATGT.

Vào cuộc tích cực, không ngại va chạm

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top