ClockThứ Tư, 17/04/2019 10:48

Áp thuế cao lên túi nilon

TTH - Nếu lục lại lịch sử, có lẽ các loại vật liệu có nhiều tiện ích nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cũng chỉ xuất hiện và trở thành trào lưu trong chừng vài chục năm nay mà thôi.

Dùng túi vải, giấy không đúng cách gây ô nhiễm hơn dùng túi nilông?Khi nào cấm sử dụng túi nilon?

Mấy ngày gần đây, truyền thông đồng loạt đưa tin về nơi này nơi kia gói hàng hóa bằng lá chuối thay cho túi nilon. Thông tin này đã thu hút sự quan tâm và ủng hộ của nhiều người. Đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi thư khen ngợi đến các chuỗi siêu thị khởi xướng việc này và kêu gọi mọi người hưởng ứng, nhằm giảm thải túi nilon, một loại vật liệu khó tiêu hủy để bảo vệ môi trường.

Ở Thừa Thiên Huế, vào cuối tháng 2/2019, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã “bút phê” kế hoạch “Nói không với túi nilon sử dụng 1 lần” trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch cũng nêu rất rõ các biện pháp làm chuyển biến ý thức của người dân trong việc ứng xử với túi nilon, xem túi nilon là một sản phẩm huỷ hoại môi trường, ảnh hưởng sức khỏe con người, cần quản lý nghiêm ngặt, hướng đến không sử dụng túi nilon trong cuộc sống hàng ngày.

Nếu lục lại lịch sử, có lẽ các loại vật liệu có nhiều tiện ích nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cũng chỉ xuất hiện và trở thành trào lưu trong chừng vài chục năm nay mà thôi. So với bề dày các loại vật liệu truyền thống thì “chẳng là gì” nhưng tác hại do nó gây ra thì dữ dội gấp nhiều lần.

Ban đầu, con người ta hứng thú với vật liệu mới, nhưng dần dà người ta mới nhận ra rằng, sức hấp dẫn và quyến rũ của truyền thống vẫn hơn. Ví dụ như nhà rường của Huế, trước đây nhiều người phá bỏ hoặc những người “nhạy cảm” mua gom chuyển đi nơi khác, đến nỗi có một thời nhiều người nói rằng “chảy máu nhà rường Huế”. Nhưng nay, nhà rường là của quý. Ai làm được nhà rường được cho là vào loại hạng sang. Có vẻ như đang có một xu hướng quay về truyền thống.

Ở Huế, chuyện đi chợ xách theo một chiếc giỏ mây tre, gói hàng hóa bằng lá chuối, lá vả, gói bánh chưng bằng lá dong; lợp nhà bằng lá tranh, lá mây, lá đoác… thì chẳng có gì mà “ầm ĩ”. Đấy là những loại vật dụng cha ông ta xưa  từng dùng, phổ biến. Nó nên chuyện là bởi bây giờ, nó trở thành của hiếm.

Các loại vật liệu mới là những thành tựu của khoa học công nghệ. Nói rộng ra là thành tựu của tri thức loài người. Chẳng có gì phải đáng phàn nàn về điều đó. Điều đáng phàn nàn chính là việc sử dụng thái quá, lạm dụng, làm mất cân bằng môi trường, sinh thái. Môi trường chính là một nhân tố, nếu không muốn nói là quan trọng vào loại bậc nhất đến đời sống con người. Chúng ta có thể hưởng thụ đủ loại sơn hào hải vị… nhưng cứ thử tưởng tượng, những cái đó đặt trong một môi trường sống bức bí, không khí ô nhiễm, nguồn nước ô nhiễm… thì đời sống con người sẽ như thế nào? Và bây giờ, giật mình nhìn lại quanh mình, chúng ta không xa lạ gì với những điều này.

Nhiều nước văn minh, phát triển đã từng trải qua một giai đoạn như vậy và đến bây giờ họ nhận ra giá trị của việc sống hài hòa với thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Những gì làm ảnh hưởng đến môi trường sống họ hết sức hạn chế. Chúng ta chưa trải qua được giai đoạn này cho nên việc bảo vệ môi trường sinh thái bền vững là hết sức khó khăn. Rừng bị khai thác và xâm hại quá mức. Các nguồn tài nguyên khác như cát sạn, đất sét, titan, cao lanh… thậm chí là nguồn nước ngầm cũng khai thác quá mức. Nhiều loài động vật hoang dã từ quý hiếm đến  những loài không liệt vào quý hiếm gần như tuyệt chủng. Thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến sức khỏe con người được sử dụng tràn lan…Nhiều lĩnh vực, chúng ta đã đi quá mức trong việc bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái.

Hạn chế sử dụng túi nilon hoặc đoạn tuyệt với túi nilon chỉ là một biện pháp góp phần bảo vệ môi trường. Còn rất nhiều lĩnh vực khác chúng ta phải làm. Sử dụng lá chuối, lá dong để gói một số loại thực phẩm là một giải pháp dễ thực hiện và đưa lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nếu không có những giải pháp cụ thể thì việc hạn chế sử dụng túi nilon cũng khó đưa lại những kết quả như mong muốn.

Sử dụng lá chuối, lá dong… để gói, ngoài bảo vệ môi trường nó đưa lại nhiều lợi ích khác: người nông dân có thêm công ăn việc làm và thu nhập. Rác thải từ những loại hữu cơ như thế này cũng dễ tái chế, tạo ra nguồn phân bón để tái tạo đất đai… Hạn chế túi nilon, ngoài vận động, tuyên truyền làm chuyển biến nhận thức của người dân, một công cụ quản lý nhà nước khác cần được áp dụng là thuế. Nếu thuế đánh vào mặt hàng này cao lên, khi người dân sử dụng nó làm đội giá thành hàng hóa chắc chắn người tiêu dùng sẽ đắn đo trong sử dụng.

Ban đầu có thể làm từ những điểm nhỏ, làm hết sức kiên trì, từ đó nó sẽ lan tỏa ra diện rộng hơn. Công cụ thuế được sử dụng để khuyến khích hay hạn chế việc sản xuất, kinh doanh đối với nhiều mặt hàng. Bây giờ, nó cần được tính toán để  áp vào mặt hàng túi nilon, đồ nhựa… để hạn chế  mức tiêu thụ của người dân. Một khi người dân ít tiêu thụ nó sẽ tác động đến sự lựa chọn của nhà sản xuất, kinh doanh. Đây có thể là một giải pháp hay.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Giữ gìn môi trường sạch đẹp

Huế đã có thương hiệu thành phố xanh, môi trường sống sạch, đẹp là điều không chỉ người dân sở tại mà du khách, những người xa quê trở về đã nhận định, thán phục. Kết quả đó, ngoài thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả "Ngày Chủ nhật xanh", còn đến từ ý thức giữ gìn thành phố xanh, sạch, đẹp của người dân.

Giữ gìn môi trường sạch đẹp
Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường

Những thay đổi nhỏ từ lối sống hằng ngày như đi chợ bằng giỏ, đựng thực phẩm trong hộp, dùng túi đựng, ống hút, ly uống nước... bằng giấy, hội viên phụ nữ TP. Huế đang góp phần giảm rác thải nhựa, túi ni lông ra môi trường. Đồng thời, lan tỏa phong trào sống xanh, góp phần chung tay vì một Huế - đô thị giảm nhựa.

Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường
“Chung tay gìn giữ môi trường”

Được triển khai vào cuối tháng 9 vừa qua, mô hình “Chung tay gìn giữ môi trường” giai đoạn 2024 – 2025 do Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) phối hợp cùng Ban Dân vận Thành ủy Huế thực hiện đang cho thấy những tín hiệu tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu dân cư.

“Chung tay gìn giữ môi trường”

TIN MỚI

Return to top