ClockThứ Tư, 28/07/2021 06:45

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp chống chọi đại dịch

TTH - Đại dịch COVID-19 tác động mạnh đến nền kinh tế nói chung và cộng đồng doanh nghiệp (DN) Thừa Thiên Huế nói riêng. Nhìn vào mặt tích cực, đây là “chất xúc tác”, khi đẩy nhanh công cuộc chuyển đổi số (CĐS) đang lan tỏa trên toàn cầu.

Ngành Thuế tạo đột phá cải cách hành chính nhờ công nghệSố hóa, hướng đến chuyển đổi số toàn diện của HueWACO

Nghe giới thiệu các sản phẩm ứng dụng số tại Tuần lễ Chuyển đổi số Huế 2021

“Cửa sáng” từ chuyển đổi số

Thừa Thiên Huế hiện có gần 5.000 DN đang hoạt động. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ số cũng như sức ảnh hưởng nặng nề của đại dịch thời gian qua khiến nhiều DN nhận thức được sâu sắc tầm quan trọng của CĐS. Nó giúp các DN tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn.

Theo Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Dương Tuấn Anh, đến nay, số DN đẩy mạnh số hoá, triển khai hình thức làm việc online, họp trực tuyến, số người dân thực hiện giao dịch trực tuyến tăng cao… Công nghệ thông tin, nền tảng hỗ trợ làm việc tại nhà, học online, giao dịch trực tuyến đã phát huy mạnh mẽ trong dịch bệnh.

COVID-19 cũng thúc đẩy các DN chú trọng đầu tư vào nền tảng số, qua đó tạo thuận lợi cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc từ xa thông qua nền tảng số kết nối trong DN. Nền tảng số còn giúp tiết giảm nhân lực, giảm chi phí thông tin và giao dịch; chuẩn hoá quy trình, phản ứng kịp thời, qua đó, giúp nâng cao hiệu quả trong việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ; nâng cao chất lượng công việc và gia tăng năng suất.

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, DN Tấn Thành áp dụng các ứng dụng số, như phần mềm bán hàng hay định vị xe vận chuyển... Các phần mềm được kết nối đồng bộ từ đơn hàng của khách đến máy chủ của DN để kịp thời xử lý.

“Kinh doanh ngành hàng tiêu dùng với khách hàng đa phần là các đại lý - những đối tượng lâu nay vẫn “trung thành” với cách làm truyền thống, do đó chúng tôi chọn các ứng dụng số, phần mềm bán hàng thuận tiện, dễ thao tác cho khách hàng. Công ty đang nghiên cứu ứng dụng giao hàng nhanh, giao hàng tiết kiệm để tối ưu hoá chi phí, rút ngắn thời gian và đồng bộ với quy trình đang triển khai”, Giám đốc DN Tấn Thành, ông Trần Hữu Độ chia sẻ.

Đại diện hãng xe Thành Công cho biết, DN này hợp tác cùng Hue-S để nâng cao trải nghiệm khách hàng trên nền tảng di động, đặc biệt là đang “dịch chuyển taxi truyền thống sang taxi công nghệ” bằng nhiều dịch vụ và tính năng mới, hoàn thiện quy trình trải nghiệm của người dùng, từ lúc đặt xe cho đến khi kết thúc chuyến đi và thanh toán.

Cần cởi mở tư duy, thay đổi nhận thức

Tại Thừa Thiên Huế, sau những kinh nghiệm “khó quên” từ ảnh hưởng của dịch bệnh thời gian qua, nhiều DN đã tập trung đầu tư cho CĐS nhằm đảm bảo vừa phát triển kinh doanh vừa phòng dịch và có phương án thay đổi linh hoạt để có thể “sống chung” với COVID-19 lâu dài.

Tuy vậy, theo đánh giá của người đứng đầu Hiệp hội DN tỉnh, vẫn còn nhiều DN e dè CĐS bởi sự thụ động, chưa quyết liệt trong việc thay đổi bộ máy, thiếu kỹ năng và thiếu nguồn tài nguyên cần thiết, cũng như công nghệ chưa đáp ứng được nền tảng số.

“DN lớn ngại thay đổi cách vận hành, hoạt động sản xuất kinh doanh truyền thống, trong khi DN nhỏ hạn chế về tài chính khiến họ loay hoay trong hành trình CĐS. Nhưng ngược lại, các DN khởi nghiệp lại tiên phong trong xu hướng này”, ông Tuấn Anh cho hay.

Tại Tuần lễ Chuyển đổi số Huế 2021, ông Lâm Nguyễn Hải Long - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC), Chủ tịch Hội Tin học TP. Hồ Chí Minh (HCA) đánh giá, chính quyền Thừa Thiên Huế triển khai CĐS trước DN, đây là thuận lợi, nền tảng tốt để DN nói riêng, kinh tế - xã hội nói chung phát triển.

“Với DN nhỏ, siêu nhỏ, để CĐS hiệu quả, điều quan trọng nhất các bạn cần là cởi mở về tư duy, thay đổi nhận thức. DN cần biết rõ mình muốn gì, cần gì, kỳ vọng trong tương lai như thế nào; còn thiếu gì để thỏa mãn dữ liệu đầu ra mà mình mong muốn”, Chủ tịch HCA nói.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Trí Hùng, để “bắt nhịp” hành trình CĐS, DN nên bắt tay theo 5 hướng chủ đạo, đó là: số hoá các sản phẩm và dịch vụ, số hoá tiếp thị và kênh phân phối, số hoá hệ sinh thái, số hoá quy trình sản xuất và số hoá chuỗi cung ứng.

Hiện, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình CĐS Quốc gia đến năm 2025, định hướng 2030, Thừa Thiên Huế cũng có kế hoạch triển khai chương trình CĐS đến 2025; chiến lược CĐS ở quy mô quốc gia, tỉnh đã có lộ trình, đòi hỏi mỗi DN phải đặt mình vào tâm thế tập trung cho quá trình CĐS càng nhanh càng tốt để thích nghi với thực tiễn.

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giúp người nghèo an cư, ổn định cuộc sống

Cùng với các hoạt động trao quà hay hỗ trợ các mô hình sinh kế nhằm giúp hộ nghèo, cận nghèo có việc làm, tăng thu nhập, từ đầu năm đến nay, các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn TP. Huế huy động nguồn lực, hỗ trợ kinh phí xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo, giúp người dân an cư, ổn định cuộc sống.

Giúp người nghèo an cư, ổn định cuộc sống
Dấu ấn “xanh” trong doanh nghiệp

Chuyển mình mạnh mẽ trong sản xuất, kinh doanh xanh, cộng đồng doanh nghiệp (DN) trong tỉnh để lại nhiều dấu ấn đậm nét trên “đường đua” thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Dấu ấn “xanh” trong doanh nghiệp
Ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh

Hội nghị phổ biến các quy định pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) khai mạc sáng 30/8. Đây là hoạt động nhằm thực hiện Kế hoạch phát triển TMĐT giai đoạn 2021-2025 của tỉnh do Sở Công thương và các sở, ngành hữu quan phối hợp tổ chức.

Ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh
Lắng nghe để đồng hành tốt hơn với doanh nghiệp

Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh (gọi tắt là Trung tâm) đang và sẽ tập trung thực hiện sứ mệnh phụng sự doanh nghiệp (DN) như nhiệm vụ được UBND tỉnh giao... là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Bích Thảo, Giám đốc Trung tâm khi trao đổi với Báo Thừa Thiên Huế.

Lắng nghe để đồng hành tốt hơn với doanh nghiệp
Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)
Đề xuất bổ sung mô hình văn phòng công chứng là doanh nghiệp tư nhân

Theo đại biểu Quốc hội, việc bổ sung mô hình văn phòng công chứng là doanh nghiệp tư nhân có ưu điểm là mở rộng sự lựa chọn của công chứng viên khi thành lập tổ chức hành nghề công chứng, đồng thời góp phần tiếp tục đẩy mạnh việc xã hội hoá hoạt động công chứng, tăng tính cạnh tranh, tạo thuận lợi cho người dân trong việc lựa chọn tổ chức công chứng.

Đề xuất bổ sung mô hình văn phòng công chứng là doanh nghiệp tư nhân

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top