ClockThứ Bảy, 11/02/2023 16:44

Chuyển đổi số: Tư duy, hành động mới

TTH - Tại Thừa Thiên Huế, chuyển đổi số (CĐS) trong hoạt động của nhiều đơn vị, doanh nghiệp (DN), địa phương đang có nhiều chuyển biến hiệu quả, thích ứng với tình hình thực tế.

Chuyển đổi số y tế: Ngành nâng chất lượng, dân lợi nhiều đường

Trải nghiệm ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong thể thao

Thay đổi để thích nghi

Thời gian qua, ở Thừa Thiên Huế, các sở, ngành liên quan đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), từng bước CĐS trên từng lĩnh vực nhằm tạo thuận lợi cho người dân.

Theo lãnh đạo Sở Công thương, đơn vị đã chú trọng phát triển CĐS trên tất cả các lĩnh vực: Hoàn thiện chính quyền điện tử (CQĐT) hướng đến xây dựng chính quyền số (CQS); phát triển nền tảng CĐS, kinh tế số, xã hội số và nguồn nhân lực để phục vụ CĐS hiệu quả. Trong đó, Sở đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, bảo đảm an toàn dữ liệu, bảo mật thông tin; xây dựng môi trường chính sách đáp ứng điều kiện sẵn sàng CQĐT cấp tỉnh, góp phần xây dựng ngành công thương Thừa Thiên Huế hiện đại, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế.

Ngoài triển khai hiệu quả 100% các phần mềm nội bộ và dùng chung của tỉnh, đơn vị đã triển khai ứng dụng các phần mềm chuyên ngành, giúp doanh nghiệp (DN) tiết kiệm được thời gian, chi phí, có thể báo cáo trực tuyến định kỳ, đột xuất; cập nhật, lưu trữ cơ sở dữ liệu...

Trên hành trình CĐS, ngành nông nghiệp (NN) là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên CĐS nhằm thúc đẩy SXKD theo hướng hiện đại, thông minh, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.

Đến nay, nhiều HTX trên địa bàn đã ứng dụng công nghệ vào hoạt động SXKD. Sản phẩm của các HTX được xây dựng, đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu và chứng nhận OCOP, được đưa lên sàn giao dịch điện tử để giới thiệu, quảng bá, kết nối với khách hàng. Hoạt động mua bán sản phẩm đều thông qua hệ thống CNTT điện tử, tạo thuận lợi trong việc giao dịch tiêu thụ nông sản.

Ông Trần Viết Xuân, Phó Chủ tịch UBND phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà bày tỏ, sau khi ổi Hương Xuân được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, có dán mã QR truy xuất nguồn gốc, sản phẩm đã từng bước khẳng định thương hiệu, nâng cao tính cạnh tranh, có mặt tại các hội chợ thương mại, cửa hàng thực phẩm sạch và không còn tình trạng tư thương ép giá.

Sản phẩm ổi VietGap Hương Xuân có mã QR truy xuất nguồn gốc, từng bước khẳng định thương hiệu

Chủ động ứng dụng công nghệ, Công ty TNHH Nông sản SunFarm sử dụng phần mềm CĐS phù hợp với DN, giúp công ty quản lý được tất cả các khâu từ kho sản phẩm đến thị trường, tự động cập nhật, phân loại phần trăm khách sỉ, khách lẻ chỉ cần những thao tác đơn giản trên điện thoại thông minh, hoặc máy tính. Giám đốc SunFarm - anh Tôn Thất Thành chia sẻ: “Phần mềm giúp chúng tôi có thể đưa ra được những quyết định chính xác trong chiến lược sản xuất, kinh doanh cho DN”.

Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh - Dương Tuấn Anh cho biết: Nhiều DN trên địa bàn tỉnh đã chuyển đổi SXKD theo hướng số hóa để thích ứng với thực tế và nâng cao năng lực cạnh tranh, đứng vững trên thị trường, gia tăng lợi nhuận cũng như cơ hội tiếp cận với khách hàng trong và ngoài nước.

Tạo đà phát triển kinh tế - xã hội

Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai quyết liệt công tác xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh và chương trình CĐS quốc gia trên toàn địa bàn tỉnh, đồng thời, lựa chọn các nội dung, giải pháp phù hợp với thực tiễn của địa phương đã giúp Huế có bước tiến mạnh mẽ trong CĐS.

Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn, Thừa Thiên Huế đã hoàn thiện nền tảng phát triển và tích hợp Chính quyền điện tử; đã triển khai và thí điểm 5/7 nền tảng số dùng chung, xây dựng và triển khai nền tảng Hue-S.

“Tỉnh Thừa Thiên Huế xác định Hue-S là nền tảng đặc thù thúc đẩy CĐS của tỉnh trong trong thời gian tới. Để người dân, DN và cơ quan Nhà nước dễ sử dụng, chúng tôi đã xây dựng kiến trúc CĐS, sắp xếp giao diện Hue-S một cách tối ưu nhất, gồm: Khối truyền thông nâng cao nhận thức, kỹ năng công dân số; khối các dịch vụ thúc đẩy phát triển kinh tế số; khối xã hội số; khối chính quyền số và khối cá thể hóa người dùng. Đây sẽ bộ khung giúp cho hoạt động CĐS thống nhất, bền vững”, ông Sơn nói.

Về kinh tế số, bước đầu tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng các nền tảng giúp cho DN, người dân, hộ gia đình có thể tiếp cận theo một cách đơn giản nhất và phù hợp với tiềm lực của địa phương. Về xã hội số, 100% hộ gia đình có địa chỉ số; 45% người dân biết kỹ năng về CNTT và truyền thông; mức độ người dân được tham gia vào cùng cơ quan Nhà nước giải quyết vấn đề của địa phương với chính quyền qua kênh Tương tác Hue-S là tương đối cao.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho hay, tỉnh xác định CĐS là bước đột phá để tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH, trên cơ sở đó ban hành chương trình hành động, tập trung xây dựng khung kiến trúc CĐS của tỉnh dựa trên kết quả đã làm được nhưng phù hợp với xu thế hiện nay. Thời gian tới, tỉnh sẽ phối hợp xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật trong từng ngành, lĩnh vực phù hợp với yêu cầu của phát triển kinh tế số, xã hội số. Đẩy mạnh phát triển hạ tầng kết nối số cho người dân. Phát triển nền tảng địa chỉ số, bản đồ số tạo hạ tầng mềm cho phát triển kinh tế số và xã hội số. Đồng thời, xây dựng và tổ chức triển khai nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu tập trung cấp tỉnh, kết nối liên thông, mở chia sẻ dữ liệu để tập hợp tài nguyên dữ liệu của tỉnh vào một đầu mối xử lý, phân tích, tạo ra các giá trị mới phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số…

Bài, ảnh: LIÊN MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top