ClockThứ Bảy, 24/11/2018 12:37

Cuộc chiến với rác thải nhựa

TTH - Một chiếc túi ni-lông có thể chỉ mất 5 giây để sản xuất và sử dụng trong 5 phút, chỉ cần 1 giây để vứt bỏ, song để phân hủy thì cần từ 500-1.000 năm là một thông tin báo động khác trong ngày môi trường thế giới.

Kỳ vọng đô thị Huế xanh, sạch, không rác thải – kỳ 2: Mắt xích xây dựng đô thị thông minhTrung Quốc mở rộng lệnh cấm nhập khẩu rác thảiKỳ vọng đô thị Huế xanh, sạch, không rác thải - Kỳ 1: Lấy người dân làm trung tâm

Nhặt rác dọc theo bờ sông Hương đoạn phía trước chùa Thiên Mụ. Ảnh: Phan Thành

Cá trong túi nhựa. Rau trong túi nhựa. Chanh trong túi nhựa. Hành tỏi trong túi nhựa. Chè xanh trong túi nhựa và tất cả được bỏ vào trong một túi nhựa lớn hơn khác. Đó chỉ là một điểm danh cơ bản cho một buổi đi chợ cơ bản của một người cho bữa ăn hàng ngày. Kể từ khi túi ni-lông ra đời và tham gia vào cuộc sống ngày thường, một thói quen dễ dãi và cả xấu xí nữa cũng ra đời.

Có lẽ cũng chẳng mấy ai để tâm đến việc nó có xấu xí hay là không. Tiện dụng vẫn là điều dễ được lựa chọn nhất. Ai cũng làm thế, tại sao tôi lại không? Liệu có thể thay đổi được tình hình, nếu chỉ có một số ít thay đổi? Những câu hỏi này, chắc chắn sẽ lởn vởn hiện lên khi có ai đó đọc những thông tin về tác hại của rác thải nhựa với môi trường; về sự giết chết một số loài sinh-thực vật nào đó; về những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe con người với những hậu quả có thể không đến ngay nhưng vô cùng lớn; về sự lãng phí nguồn lực và tài nguyên ở mức kinh khủng để xử lý rác thải nhựa mà con người thải ra môi trường, cùng những vấn đề mang tính an sinh xã hội khác...?

Được “điểm danh” ở vị trị thứ tư, hiện Việt Nam đang đứng trong top 5 của thế giới về xả rác thải nhựa ra biển nhiều nhất, sau Trung Quốc, Indonesia, Philippines và trước Srilanka. Thông tin từ Nhịp cầu đầu tư quả đã làm tôi thấy choáng. Việt Nam đứng thứ 17/109 quốc gia về lượng xả thải rác thải nhựa và có số lượng rác thải nhựa thải ra gấp đôi so với các nước có thu nhập thấp là thông tin khác khi tôi tìm thêm những minh chứng cho con số này từ laodong.vn. Dẫn nguồn từ tiến sĩ Quách Thị Xuân - Giám đốc Trung tâm Tư vấn Phát triển bền vững Đà Nẵng – thông tin trên tờ báo này cho hay, trung bình mỗi người Việt Nam thải ra 1,2kg rác, trong đó 16% là rác thải nhựa. Bình quân mỗi ngày người dân Việt Nam thải ra môi trường 19.000 tấn rác thải nhựa. Trong đó, phần tái chế chỉ là một con số nhỏ nên số rác nhựa còn lại vẫn tồn tại trong môi trường và đi ra đại dương.

Một chiếc túi ni-lông có thể chỉ mất 5 giây để sản xuất và sử dụng trong 5 phút, chỉ cần 1 giây để vứt bỏ, song để phân hủy thì cần từ 500-1.000 năm là một thông tin báo động khác trong ngày môi trường thế giới. Các nhà khoa học đã lên tiếng về ô nhiễm trắng khi rác thải nhựa có mặt ở khắp mọi nơi và 1,5 triệu động vật trên đại dương đã chết vì ngộ độc chất thải nhựa.

Con cá nhà táng đã chết với 5,9kg rác nhựa trong bụng dạt vào bờ biển Indonesia - Ảnh: Tuoitre.vn

Trên thế giới, ở Việt Nam và ngay ở Thừa Thiên Huế, những cuộc vận động, phong trào kêu gọi người dân hành động một cách có trách nhiệm với môi trường, tự phân loại rác thải và chú ý dùng các loại bao bì thân thiện với môi trường đã được phát động. Ở những nước phát triển, việc thay đổi hành vi trong nhận thức của người tiêu dùng đã tạo ra những thay đổi tích cực khi xây dựng cuộc sống xanh hơn. 

Những ứng xử tích cực này, tôi cũng đã nhìn thấy từ hoạt động của các bạn trẻ Thừa Thiên Huế trong các tổ chức đoàn thể. Đã có những phong trào như Chủ nhật xanh; những cuộc ra quân của sinh viên – học sinh để cùng Giải quyết ô nhiễm nhựa và ni-lông hay những hoạt động mang tính bao gồm khác của tuổi trẻ trong việc xây dựng văn minh đô thị; trong thực hiện Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch hay mới đây nhất như hoạt động tình nguyện Làm sạch dòng Hương với sự tham gia của các nhóm cộng đồng, các doanh nghiệp lữ hành khách sạn và các đội nhóm câu lạc bộ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế... Đó là những nỗ lực đáng ghi nhận và đóng góp vào việc giữ gìn môi trường đô thị của chính quyền.

Nhưng cũng phải thừa nhận là, để thực sự có sự thay đổi trong cuộc chiến với rác thải nhựa, có lẽ cần đến những cái giật mình của người tiêu dùng để tự tiết chế hành vi sử dụng rác thải nhựa trong tiêu dùng, để hướng tới là những người tiêu dùng có trách nhiệm với chính mình, trước khi là trách nhiệm với xã hội. Tôi cũng đã nghĩ đến một lúc nào đó, sẽ có một hành động cụ thể, kiểu như Người Huế nói không với rác thải nhựa. Biết đâu đó cũng là một góc nhìn tốt, cảm quan tốt và ứng xử tốt khi khách du lịch chọn Huế làm điểm đến.

An Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các tập đoàn đa quốc gia phải ngăn rác thải ra đại dương ở Nam bán cầu

Các đại dương trên thế giới, vốn được tôn sùng trong suốt chiều dài lịch sử vì sự rộng lớn và vẻ đẹp của chúng, hiện đang chịu sự tàn phá bởi rác thải tràn lan. Cuộc khủng hoảng này đặc biệt nghiêm trọng ở Nam bán cầu, nơi công tác quản lý vẫn chưa đầy đủ và các quy định lỏng lẻo làm trầm trọng thêm thiệt hại.

Các tập đoàn đa quốc gia phải ngăn rác thải ra đại dương ở Nam bán cầu
Trao giải Cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử về chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa

Sáng 27/9, Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (Dự án TVA) với sự tài trợ của WWF-Na Uy (thông qua Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam, WWF-Việt Nam phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế tổ chức tổng kết mô hình Trường học giảm nhựa năm 2022- 2024 và trao giải Cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử tích hợp chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa (RTN) năm 2024.

Trao giải Cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử về chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa
Ứng dụng công nghệ phân loại và thu gom rác tái chế

Ngày 15/9, Doanh nghiệp xã hội MGREEN phối hợp với Dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở khu vực miền Trung” tổng kết hoạt động phân loại rác tại nguồn và thu gom rác tái chế thông qua ứng dụng mGreen trên điện thoại di động.

Ứng dụng công nghệ phân loại và thu gom rác tái chế
Đốt rác cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nhựa

Trong một bài đánh giá chi tiết mới về cách nhựa xâm nhập vào môi trường, các nhà khoa học cho biết, việc đốt nhựa ở bãi rác, cũng như đốt nhựa thành các đám cháy nhỏ cũng là một vấn đề lớn đối với hành tinh này tương tự như xả rác.

Đốt rác cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nhựa

TIN MỚI

Return to top