Thế giới

Liệu ASEAN có thể đi đầu trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa?

ClockThứ Bảy, 30/11/2024 05:58
TTH - Kể từ sự kiện Hội nghị lần thứ 16 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (COP16) diễn ra tại Colombia vào đầu tháng 11, các nước ASEAN đã thể hiện những cách tiếp cận khác nhau đối với các mục chính trong chương trình đàm phán.

ASEAN đang định hình khu vực rõ hơn trên trường quốc tếNgành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Chống ô nhiễm nhựa - cuộc chiến của mọi quốc gia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Báo Tin tức 

Tuy nhiên, so với các khu vực khác, sự hiện diện của ASEAN nhìn chung vẫn chưa nổi bật.

Được biết hiện tại, thế giới đang tập trung vào một thỏa thuận môi trường đa phương quan trọng khác là Hiệp ước chống lại ô nhiễm nhựa toàn cầu. Tại Ủy ban đàm phán liên chính phủ lần thứ năm (INC5) đang diễn ra tại Busan từ ngày 25/11 - 1/12, sự tham gia của ASEAN được nhìn nhận sẽ đóng vai trò then chốt.

Liệu khu vực có duy trì được đà chủ động từ COP16 và tận dung cơ hội để dẫn đầu hành động vì lợi ích công cộng và phúc lợi của khu vực hay không, vấn đề này đang được quốc tế vô cùng quan tâm.

Để tránh những tác động nghiêm trọng của ô nhiễm nhựa đối với sức khỏe và môi trường, cần phải có sự thay đổi cơ bản về cách sản xuất, sử dụng và quản lý nhựa. Song ngay cả khi thế giới đang vật lộn với cuộc khủng hoảng nhựa, sản lượng vẫn đang tiếp tục tăng.

Về tác động kinh tế gây nên do ô nhiễm nhựa, hậu quả rất đáng lo ngại. Điều này được thể hiện rõ nhất khi chỉ riêng ô nhiễm nhựa biển đã gây ra sự sụt giảm GDP trên toàn cầu ước tính lên tới 7 tỷ USD/năm. Đặc biệt là ở Đông Nam Á, khu vực cũng phải đối mặt với tổn thất kinh tế nghiêm trọng ước tính lên đến 19 tỷ USD.

Mối đe dọa kinh tế này làm suy yếu khát vọng của các sáng kiến như Tầm nhìn ASEAN 2045, trong đó khu vực hướng đến nền kinh tế xanh sáng tạo, hành động vì khí hậu, đô thị hóa bền vững và các giải pháp dựa trên thiên nhiên.

Đối phó với vấn nạn, kể từ năm 2021, Kế hoạch hành động khu vực biển của ASEAN đã hướng đến mục tiêu chống lại rác thải biển bằng cách loại bỏ dần nhựa dùng một lần, tạo ra động lực hiện đang được thúc đẩy trên toàn cầu để giảm ô nhiễm nhựa.

Đối với ASEAN, việc tích cực tham gia vào các cuộc đàm phán là rất quan trọng, không chỉ vì khả năng phục hồi kinh tế và môi trường của khu vực, mà còn để thiết lập tiền lệ toàn cầu cho hành động nhằm chống ô nhiễm nhựa.

Theo ghi nhận, ASEAN có thành tích đáng nể về ngoại giao môi trường mạnh mẽ, với Thái Lan, Philippines, Campuchia và Timor Leste đã tham gia Liên minh tham vọng cao theo Công ước về Đa dạng sinh học, đẩy mạnh các mục tiêu đa dạng sinh học năm 2030.

Việt Nam cũng có những bước đi táo bạo khi đề xuất Tòa án Công lý Quốc tế (ICS) khẳng định nghĩa vụ của các quốc gia trong tiến trình chống biến đổi khí hậu.

Tương tự, Indonesia cũng đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán UNCLOS, góp phần bảo vệ môi trường biển vàn ngăn ngừa ô nhiễm…

Những ví dụ này là minh chứng cho tiềm năng của ASEAN trong việc tác động hiệu quả đến các khuôn khổ toàn cầu, bao gồm Hiệp ước chống ô nhiễm nhựa toàn cầu.

Các chuyên gia khẳng định, để được nhìn nhận là những người tiên phong trong nền kinh tế bền vững, các nhà lãnh đạo ASEAN phải hành động quyết đoán, ưu tiên sức khỏe cộng đồng và môi trường hơn sự phát triển của nhiên liệu hóa thạch, từ đó cùng nhau phát triển ở một tương lai bền vững và xanh hơn.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ Jakarta Post)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Du lịch nội khối ASEAN đang phát triển nhanh chóng

Theo dữ liệu vừa được công bố của Tập đoàn UOB, du lịch nội khối của các nước Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng, với sự phục hồi về lưu lượng hành khách nói chung trong khu vực. Bất chấp những thách thức kinh tế và xã hội đang diễn ra, nhu cầu du lịch của người dân châu Á nói chung - Đông Nam Á nói riêng vẫn đầy hứa hẹn, trong đó du khách có xu hướng ưu tiên đặt các chuyến đi ngắn ngày hơn và tìm kiếm những chuyến du lịch nhanh ra nước ngoài với chi phí tốt nhất.

Du lịch nội khối ASEAN đang phát triển nhanh chóng
Return to top