ClockThứ Ba, 16/01/2018 08:14

Đẩy mạnh ứng dụng phát triển công nghệ thông tin

TTH.VN - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại phiên họp toàn thể Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin.

Ứng dụng công nghệ thông tin giúp bài giảng sinh độngWhatsApp thêm tính năng xóa tin nhắn đã gửi

Năm 2017, thực hiện các nhiệm vụ được giao, Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành, địa phương đã tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, bước đầu bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghệ thông tin, bảo đảm an toàn thông tin và xây dựng Chính phủ điện tử.

Bên cạnh đó vẫn còn một số mặt hạn chế, nhiều nhiệm vụ mới bắt đầu được triển khai, chưa có kết quả cụ thể, ví dụ như: công tác phối hợp, cung cấp thông tin cho các tổ chức quốc tế phục vụ đánh giá chỉ số Chính phủ điện tử còn một số bất cập, cần tiếp tục có những giải pháp đối với từng nhóm chỉ số dịch vụ công trực tuyến (OSI), hạ tầng viễn thông (TII) và nguồn nhân lực (HCI); cơ chế tài chính, việc thuê dịch vụ công nghệ thông tin chưa được tháo gỡ triệt để, kịp thời, còn nhiều lúng túng; Cổng dịch vụ công quốc gia còn chậm triển khai...

Nhằm đẩy mạnh ứng dụng phát triển công nghệ thông tin, nền tảng của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tiếp theo, trong năm 2018, các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường năng lực tiếp cận Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Phó Thủ tướng giao Bộ Khoa học và Công nghệ tập trung thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tổng hợp, đánh giá các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; xác định rõ, cụ thể các nhiệm vụ trọng tâm của các bộ, ngành trong từng năm và trong giai đoạn tiếp theo; đề xuất, kiến nghị những vấn đề trọng yếu cần chỉ đạo thực hiện, làm nền tảng cho phát triển (hạ tầng băng rộng, thanh toán điện tử, Cổng dịch vụ công quốc gia…) và các cơ chế, chính sách đặc thù, phù hợp để hỗ trợ thực hiện.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam chuẩn bị các nội dung phù hợp đưa vào một số Chương trình trò chơi truyền hình có đông lượng người xem như Đường lên đỉnh Olympia, Ai là triệu phú...

Nâng cao chỉ số Chính phủ điện tử

Về dịch vụ công trực tuyến (OSI), Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thành việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo Danh mục dịch vụ công trực tuyến đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành; phấn đấu đến hết năm 2018 tăng gấp đôi số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 so với năm 2017 trong đó ưu tiên triển khai các dịch vụ công liên quan đến doanh nghiệp.

Văn phòng Chính phủ hoàn thành việc xây dựng Cổng dịch vụ công Quốc gia và đưa vào sử dụng trong năm 2018, bảo đảm kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu với cổng dịch vụ công các bộ, ngành địa phương, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Về hạ tầng viễn thông (TII), Phó Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông tập trung phát triển hạ tầng băng rộng, 4G, tháo gỡ khó khăn (cước phí, băng tần) trong việc phân bổ tài nguyên viễn thông, đáp ứng nhu cầu phát triển chung của đất nước.

Các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương tổ chức xây dựng các Cơ sở dữ liệu quốc gia được giao tại Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ, tăng cường thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong quá trình triển khai, nhất là đối với các cơ sở dữ liệu đi kèm với dịch vụ công (đo đất đai, cấp phép xây dựng).

Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu đề xuất Thủ tướng Chính phủ hành lang pháp lý để chỉ đạo thống nhất việc xây dựng các Cơ sở dữ liệu quốc gia nền tảng; trên tinh thần kết nối thống nhất về Cổng dịch vụ công quốc gia của Chính phủ để chia sẻ, dùng chung.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top