ClockThứ Sáu, 26/05/2023 18:21

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ đổi mới, chuyển giao và cải tiến công nghệ

TTH.VN - Chiều 26/5, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội thảo "Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, chuyển giao và cải tiến công nghệ trên địa bàn tỉnh". Tham dự có ông Phạm Thế Dũng, Phó Cục trưởng Cục ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ KH&CN; ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN, Bộ KH&CN; ông Hồ Thắng, Giám đốc Sở KH&CN; cùng 100 đại biểu đại diện các sở, ban ngành, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Đổi mới sáng tạo mở - mở ra cơ hội lớn hơnTạo động lực từ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạoĐại học Huế hợp tác với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc giaCải tiến, đổi mới và chuyển giao công nghệ để đứng vững trên thị trường

leftcenterrightdel
 Nhờ đầu tư công nghệ mới, doanh nghiệp sản xuất bánh ép Huế đã tăng năng suất, chất lượng và thị phần

Công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất tại các làng nghề truyền thống còn lạc hậu  

Theo báo cáo của Sở KH&CN, ngoài hơn 6.000 doanh nghiệp (DN), hiện toàn tỉnh có 86 làng nghề, 57 nghề truyền thống hoạt động riêng lẻ với bề dày lịch sử và kỹ xảo nghề đặc trưng, tác động tích cực đến sự hồi sinh và phát triển của các ngành nghề truyền thống Huế. Tuy nhiên, công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn còn lạc hậu, chủ yếu là máy móc tự dựng hoặc thải loại nhập từ các nước khác.

Theo ông Nguyễn Kim Tùng, Phó Giám đốc Sở KH&CN, ngay cả nghề may áo dài truyền thống Huế vẫn được thực hiện bằng thủ công từ đầu đến cuối mà chưa có công đoạn nào ứng dụng máy móc. Hay nghề nấu tinh dầu tràm, hầu hết các cơ sở vẫn nấu thủ công bằng thùng phuy sắt, bếp củi mà chưa dùng công nghệ chưng cất bằng nồi hơi. Làng nghề đệm bàng Phò Trạch (Phong Bình, Phong Điền) vẫn chưa đầu tư máy sấy khô đệm bàng mà còn dựa vào thời tiết... Chính vì sử dụng công nghệ lạc hậu trong sản xuất, nên không chỉ làm giảm năng suất, chất lượng mà còn gây ô nhiễm môi trường. 

Số lượng DN quan tâm đầu tư tìm kiếm, đổi mới công nghệ còn ít, trình độ chuyên môn của đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất ở các DN còn thấp nên khó tạo dựng thương hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, nhất là đẩy mạnh xuất khẩu trong tiến trình hội nhập, dù những năm qua, chính quyền địa phương của tỉnh luôn quan tâm hỗ trợ DN, cơ sở sản xuất tại các làng nghề truyền thống Huế thông qua các chương trình như: Phát triển tài sản trí tuệ, Năng suất chất lượng, Khuyến công, Chương trình mỗi xã một sản phẩm, Nghị quyết 22 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030…góp phần rất lớn trong việc bảo tồn, khôi phục và phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống. 

Bên cạnh đó, một số DN trên địa bàn tỉnh đã tích cực cải tiến, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa. 

Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp cần được hỗ trợ

Ông Phạm Thế Dũng, Phó Cục trưởng Cục ứng dụng và Phát triển công nghệ cho rằng, để thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo tại địa phương cần tập trung vào 2 đối tượng khác nhau. Một là thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo như đang triển khai. Hai là chú trọng hơn việc hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo cho các DN đang hoạt động tại các địa phương ở mức độ năng lực công nghệ phù hợp.

leftcenterrightdel
 Một số doanh nghiệp khởi nghiệp ở các địa phương mong muốn được hỗ trợ công nghệ, dây chuyền sản xuất 

Tại hội thảo, một số DN, nhất là những DN khởi nghiệp, DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh ở các lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản đặc sản, tinh dầu, các loại hạt, bột ngũ cốc... cũng mong muốn tìm kiếm công nghệ mới, phù hợp với loại hình sản xuất. Nhất là mong muốn hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn đầu tư công nghệ, nhà xưởng; được tiếp cận chính sách, nguồn vốn ban đầu...

Đại diện một số DN đề xuất cơ quan quản lý nhà nước cần tập huấn, nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt là xác định phương hướng và có những giải pháp cụ thể, thiết thực để giúp DN ngày càng thích ứng với trình độ công nghệ tiên tiến.

Nhằm hỗ trợ DN tìm kiếm, chuyển giao công nghệ đạt kết quả cao trong thời gian tới, ông Hồ Thắng, Giám đốc Sở KH&CN nhấn mạnh một số định hướng cần thực hiện. Trong đó, thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ bản quyền sáng chế...

Tập trung đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, chuyển giao, ứng dụng KHCN vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao. Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp, đồng thời góp phần nâng cao trình độ của công nghệ sản xuất...

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quản lý cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình

Trong 2 ngày 23 và 24/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn hướng dẫn công tác quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Quản lý cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình
Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc

Chiều 21/12, ThS.BS Lê Viết Cường, Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) Phú Lộc thông tin, ca bệnh được các chuyên gia Bệnh viện Trường ĐH Y - Dược (BVTĐHYD), ĐH Huế, cắt Amydale gây mê hiện sức khỏe ổn định, tiên lượng sẽ xuất viện vào ngày 24/12 tới.

Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top