ClockThứ Hai, 06/02/2023 15:53

Đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm từ nguồn vốn khuyến công

TTH - Từ hướng dẫn Cục Công thương địa phương (Bộ Công thương), Sở Công thương tiếp tục triển khai kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2023; trong đó, chú trọng một số nội dung liên quan đến đổi mới công nghệ sản xuất trên nguyên tắc hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, nâng cao chất lượng và ưu tiên các đề án điểm, đề án nhóm.

Khoa học công nghệ thúc đẩy nông nghiệp phát triểnKhoa học công nghệ là động lực thúc đẩy kinh tế-xã hộiĐơn giản hóa thủ tục nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng

Máy ép cỏ bàng của Công ty TNHH Maries được hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công

Theo lãnh đạo Sở Công thương, với nội dung hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới, trọng tâm xây dựng đề án ở lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, công nghệ cao trong sản xuất công nghiệp, tổ chức sản xuất theo hướng tuần hoàn.

Đối với lĩnh vực hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến, tự động hóa vào sản xuất, ngành công thương sẽ tập trung hỗ trợ máy móc, thiết bị tiên tiến do cơ sở công nghiệp nông thôn tự nghiên cứu, sản xuất, gia công chế tạo và ứng dụng có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, được cơ quan quản lý công nhận.

Cụ thể, đề án thuộc nội dung này sẽ lập thành nhóm các đối tượng thụ hưởng tập trung theo lĩnh vực, sản phẩm. Tuy nhiên, các đề án phải có thuyết minh sơ đồ quy trình công nghệ, quy trình hoạt động của máy móc; nêu rõ đặc điểm vượt trội của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ tạo ra sản phẩm mới hoặc có phân tích so sánh cụ thể các yếu tố định tính, định lượng…

Riêng các đề án liên quan đến công nghệ sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, hướng đến tăng trưởng xanh, bền vững, khi xây dựng đề án, khuyến khích các cơ sở thực hiện báo cáo đánh giá nhanh về sản xuất sạch hơn làm căn cứ ưu tiên xét chọn, lãnh đạo Sở Công thương lưu ý.

Cũng theo lãnh đạo Sở Công thương, những ưu tiên tiếp theo là các đề án hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường; hỗ xây dựng mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn và nhân rộng mô hình áp dụng. Cùng với đó là hỗ trợ các hoạt động tư vấn nhằm nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp; phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; đồng thời, ưu tiên các địa phương có đăng ký đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực, quốc gia; hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp, sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp…

Ngoài các nội dung trên, theo lãnh đạo Sở Công thương, kế hoạch khuyến công quốc gia 2023 còn ưu tiên các đề án: Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, nâng cao năng lực quản lý; tư vấn thông tin phát triển công nghiệp nông thôn, công tác truyền thông; nâng cao năng lực tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công.

 Về khuyến công địa phương, Sở Công thương cho biết, năm 2022 đơn vị đã triển khai, hỗ trợ 7 đề án, nhiệm vụ với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 630 triệu đồng, có 3 đề án bổ sung với tổng kinh phí hỗ trợ trên 341 triệu đồng.

Hiện, Sở Công thương đã phối hợp với các địa phương hướng dẫn, tư vấn các cơ sở công nghiệp nông thôn đăng ký danh mục đề án khuyến công địa phương năm 2023. Đến nay, có 9 địa phương đăng ký 25 đề án với tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ gần 4 tỷ đồng, bao gồm 8 đề án hỗ trợ tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện và 17 đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất.

Liên quan đến lĩnh vực khuyến công, năm 2023, ngành công thương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện lồng ghép hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở công nghiệp nông thôn, như: Chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại; kế hoạch triển khai đề án phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh đến năm 2025... Qua đó, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh sản phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp và công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Bài, ảnh: HÀN ĐĂNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các ủy ban chủ trì thẩm tra khẩn trương phối hợp với cơ quan hữu quan hoàn chỉnh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, nghị quyết bảo đảm chất lượng, sớm gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, bảo đảm đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu trước khi biểu quyết thông qua.

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách

Nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững; đối tượng chính sách ổn định cuộc sống hơn nhờ vào nguồn vốn vay tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quảng Điền.

Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách

TIN MỚI

Return to top