ClockThứ Sáu, 27/09/2019 08:27

“Giải phóng” bèo, rác cho các sông, hói ở Phú Vang

TTH - So với các địa phương khác, huyện Phú Vang là địa phương có lượng bèo chiếm tỷ lệ nhiều nhất, với gần 1/3 khối lượng bèo phát sinh trên toàn tỉnh và có mặt ở các sông, hói chính ở 13 xã, thị trấn trong tổng số 20 xã, thị trấn của huyện.

“Vệ sĩ” sông Hương

Trong các năm qua, các xã, thị trấn chủ động ra quân vớt bèo và đẩy bèo trên các sông: Giang Thọ (Phổ Lợi), Như Ý, Đại Giang; các hói chính: Mộc Hàn, Phú Khê, La Ỷ (xã Phú Thượng), hói Đập Sông (xã Vinh Hà) và các sông hói khác trên địa bàn huyện, nên lượng bèo giảm mạnh. Tuy nhiên, do trong năm 2018 không có lụt, bão xảy ra, lượng bèo ở các biền bãi các xã không có kinh phí để vớt và bèo còn sót lại trên sông, hói đã sinh sôi nảy nở rất nhanh. Đồng thời, một lượng bèo trên sông Hương trôi về theo gió, nên đến nay bèo trên các sông, hói có xu hướng phát triển mạnh trở lại.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Vang, tổng chiều dài các sông cần vớt bèo, rác thải và giải tỏa vật cản thông dòng sông, hói toàn huyện là 45.290m, diện tích bèo trên sông, hói là 226.890m2.

Hiện, có rất nhiều khu vực sông, hói tập trung bèo dày đặc, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, cảnh quan, dòng chảy. Trong đó, trên sông Giang Thọ (Phổ Lợi) chảy qua xã Phú Mậu, Phú Dương có những đoạn như từ thượng hạ lưu cầu chợ Nọ chảy về cầu Diên Trường (thị trấn Thuận An); trên sông Như Ý, đoạn từ cầu Xuân Hoà đến hết thôn Ngọc Anh (xã Phú Thượng), đoạn từ cầu Như Ý 2 (đường Thủy Dương - Thuận An) đến cầu chợ Sam và từ cầu chợ Sam đến trạm bơm Sư Lỗ Thượng, từ trạm bơm Thủy Thanh 2 đến trạm bơm Phú Lương 1; trên sông Đại Giang đoạn cầu Phú Thứ và sông Thiệu Hoá dưới chân cầu Hà Trữ thuộc xã Vinh Thái... bèo dày đặc, phủ kín mặt sông.

Ngoài ra, có nhiều hói, như: Phú Khê, Mộc Hàn, La Ỷ đoạn xã Phú Thượng, Phú Dương dài gần 5.000m không chỉ đặc kín bèo mà còn có rác thải, bao bì do người dân sinh sống dọc hai bên hói xả xuống, lâu ngày lượng bèo cộng với rác thải không được thu gom, trục vớt nên bèo phát sinh nhanh, nước đen bẩn, ảnh hưởng đến sinh hoạt, cảnh quan môi trường.

Trước tình hình đó, UBND huyện Phú Vang đã lên kế hoạch vớt bèo trên các sông, hói chính, phấn đấu kết thúc và đẩy bèo khi có lũ về hoàn thành trước 30/9.

Kế hoạch là vậy, nhưng đến nay, nhiều nơi vẫn đang đặc kín bèo và đủ loại rác thải chưa được trục vớt, khơi thông. Trong đó có những điểm đen đang gây bức xúc trong khu dân cư như hói La Ỷ, Mộc Hàn đoạn qua cầu chợ Mai; đoạn sông Như Ý giáp ranh giữa phường Vỹ Dạ (TP. Huế) và xã Phú Thượng (Phú Vang). Bèo trên sông Như Ý chảy qua địa phận xã Phú Hồ vẫn khó xử lý do người dân trong xã và người dân xã Thủy Thanh (TX. Hương Thủy) thường đổ vỏ ốc ra sông, gây trở ngại, nguy hiểm cho lực lượng tham gia vớt bèo.

Thời gian qua, phong trào Ngày Chủ nhật xanh được phát động và thực hiện thường xuyên, song cơ bản mới chỉ giải quyết vấn nạn rác thải trên cạn. Việc vớt bèo, rác trên sông, hói vẫn đang là vấn đề nan giải của địa phương. Thậm chí do còn tâm lý "đùn đẩy" trách nhiệm, thiếu sự phối hợp đồng bộ liên xã, liên huyện, liên vùng, nên việc dọn sạch bèo trên các sông, hói vẫn chưa được thực hiện triệt để, hiệu quả.

Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rác thải tràn lan ở các khu dân cư

TP. Huế ngày càng xanh - sạch - sáng trên từng xóm phố, nẻo đường. Tuy nhiên, hiện nay tại một số khu quy hoạch (KQH), khu dân cư (KDC) mới vẫn còn tình trạng rác thải sinh hoạt tràn lan, làm ảnh hưởng đến môi trường và mất mỹ quan đô thị.

Rác thải tràn lan ở các khu dân cư
Giải phóng mặt bằng: Dân chủ để dân đồng thuận

Phát huy dân chủ ở cơ sở trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư cho người dân đối với các chương trình, dự án (DA) trọng điểm đã và đang được cấp ủy, chính quyền địa phương, hệ thống chính trị của TP. Huế triển khai thực hiện với quyết tâm: Tạo được sự đồng thuận của người dân.

Giải phóng mặt bằng Dân chủ để dân đồng thuận
Giải phóng mặt bằng: Đối thoại để gỡ khó

Tăng cường đối thoại, gặp gỡ người dân không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ của người lãnh đạo chủ chốt tại các địa phương, mà còn là sự kỳ vọng, mong muốn của người dân trước những khó khăn, vướng mắc tại cơ sở, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Giải phóng mặt bằng Đối thoại để gỡ khó

TIN MỚI

Return to top