ClockChủ Nhật, 23/01/2022 21:10

Hướng đến lộ trình xây dựng doanh nghiệp số

TTH - Năm 2021, Công ty Điện lực (PC) Thừa Thiên Huế thực hiện các nhiệm vụ trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng đến phụ tải kinh doanh dịch vụ, chuỗi cung ứng nhiều thời điểm bị đứt gãy. Song doanh nghiệp (DN) nỗ lực thực hiện mục tiêu kép, hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh (SXKD) và đầu tư hạ tầng lưới điện. Năm 2022, đơn vị triển khai nhiều giải pháp hướng đến lộ trình xây dựng DN số trong kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2021-2022.

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp có hoạt động đo lườngChuyển đổi số, doanh nghiệp không đơn độc

Cấp điện ổn định

Nâng cấp, sửa chữa lưới điện đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

Năm 2021, dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, sản lượng điện thương phẩm thực hiện 1,827 tỷ kWh, tăng 6,93% so cùng kỳ (1,708 tỷ kWh) và tăng 2,62% so với kế hoạch giao (1,78 tỷ kWh). Theo đó, DN cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu SXKD đã được giao, đảm bảo cung cấp điện cho sự phát triển SXKD của các thành phần kinh tế, an ninh quốc phòng và nhu cầu đời sống, sinh hoạt của Nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.

Trong năm, công ty đã thực hiện kế hoạch vốn công trình sửa chữa lớn và đầu tư xây dựng quy mô gấp 2 lần so với năm 2020. Trong đó, đã cải tạo trạm biến áp (TBA) 110kV Phú Bài từ TBA vận hành theo mô hình truyền thống sang vận hành theo giải pháp TBA kỹ thuật số; cải tạo nâng cao khả năng vận hành hệ thống nguồn 110/220VDC (điện áp một chiều) tại các TBA Huế 2, Điền Lộc, Chân Mây, La Sơn...

Theo lãnh đạo PC Thừa Thiên Huế, năm 2021, công ty tăng cường thực hiện các giải pháp quản lý kiểm tra, quản lý vận hành về ngăn ngừa sự cố trên lưới điện trung thế, từng bước nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch kiểm tra, sửa chữa lưới điện. Trong đó, tích cực triển khai, áp dụng chương trình kiểm tra hiện trường, giám sát công tác kiểm tra định kỳ; sửa chữa bảo dưỡng theo tình trạng vận hành của thiết bị; thực hiện các phương án nhằm xử lý triệt để các tồn tại trên lưới điện, như lắp ống bọc cách điện, chụp đầu cực thiết bị, phát quang hành lang tuyến, xử lý hệ thống chống sét...

Mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19, song công ty đã hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được Tổng Công ty Điện lực miền Trung giao. Trong đó, không để xảy ra tai nạn lao động, không có sự cố cháy nổ; công tác sáng kiến đã đạt giải Nhất tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh, nhiều sáng kiến được áp dụng hiệu quả trong thực tế sản xuất như sáng kiến cải tiến chất lượng ăng-ten hệ thống đo xa đã nâng cao tỷ lệ thu thập dữ liệu thành công đạt trên 99%, nhiều TBA, khu vực đạt 100% kể cả trong điều kiện thời tiết bất lợi…

Công tác chuyển đổi số được người lao động đón nhận và triển khai rộng rãi, đạt giải Nhì cuộc thi Tìm kiếm ý tưởng, sáng kiến chuyển đổi số kỳ 2 trên nhóm Facebook Đồng nghiệp EVN; 60 ý tưởng chuyển đổi số được đăng tải trên fanpage “EVNCPC-Kết nối đồng nghiệp”; số sự cố trung thế 2021 giảm sâu so với năm 2020 (giảm 75%, tương ứng 1.441 vụ)…

An toàn trong sản xuất                  

Với mục tiêu đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống Nhân dân trong điều kiện dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, PC Thừa Thiên Huế phấn đấu không để xảy ra tai nạn lao động, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch và trở thành DN số trong năm 2022.

Ngay từ đầu năm, công ty đặt ra nhiệm vụ cho toàn thể CBCNV-LĐ phải đảm bảo tuyệt đối an toàn trong SXKD, không để xảy ra tai nạn lao động và tai nạn giao thông do chủ quan, đồng thời tuân thủ các biện pháp phòng dịch để an toàn phòng, chống dịch COVID-19; phấn đấu hoàn thành các công trình đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn với tổng nguồn vốn đầu tư dự kiến hơn 260 tỷ đồng.

Công ty tăng cường công tác sửa chữa nóng lưới điện, vệ sinh sứ hotline, trong đó lập các phương thức đảm bảo cung cấp điện mùa khô, hồ chứa, hồ thủy điện để phục vụ công tác chống hạn, ngăn mặn của địa phương. Thường xuyên theo dõi số liệu đo xa để thực hiện các biện pháp cân pha, san tải, chống quá tải đường dây, TBA trong mùa nắng nóng, đồng thời tăng cường các biện pháp tuyên truyền tiết kiệm điện và phối hợp khách hàng thực hiện điều chỉnh phụ tải khi có yêu cầu.

Theo Giám đốc PC Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Đại Phúc, năm 2022, công ty chú trọng giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, hiệu quả kinh doanh, tập trung chuyển đổi hình thức thông tin, thông báo đến khách hàng sử dụng dịch vụ điện theo hướng ưu tiên các hình thức hiện đại, điện tử (app, zalo, email) thay cho SMS. Đẩy mạnh truyền thông, thực hiện dịch vụ điện trực tuyến, dịch vụ điện điện tử đạt cấp độ 4 trên môi trường mạng một cách thực chất, hiệu quả. Tiếp tục áp dụng phương pháp sửa chữa, bảo dưỡng theo tình trạng vận hành thiết bị (CBM), nâng cao năng lực giám sát và bảo trì từ xa thiết bị trên lưới điện; triển khai dự án tự động hóa điện phân phối (DAS) nhằm nâng cao năng lực vận hành lưới điện và giảm thiểu thời gian mất điện do sự cố của khách hàng...

Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ công nghệ 4.0 như Big Data, AI nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành lưới điện hướng đến lộ trình xây dựng DN số của Tập đoàn Điện lực Việt Nam; tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động SXKD, như phát triển lưới điện thông minh, ứng dụng hiệu quả các thiết bị, phương tiện công nghệ trong công tác quản lý vận hành, quản lý kiểm tra và kinh doanh điện năng…

Một trong những mục tiêu quan trọng của PC Thừa Thiên Huế trong năm 2022 đó là hoàn thành nhiệm vụ số theo tiến độ đề ra trong kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2021-2022. Trong đó, chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ tin học và năng lực công nghệ thông tin cho CBCNV; triển khai các giải pháp công nghệ để thực hiện chuyển đổi số trong các lĩnh vực công tác, chú trọng nghiên cứu các giải pháp công nghệ mới, phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin, phát huy khả năng nghiên cứu khoa học cho CBCNV.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Nhận diện bạo lực giới và hướng đến sự bình đẳng

Nhiều người, nhất là các chị em phụ nữ có khi vẫn chưa nhận ra được mình đang hoặc đã từng bị bạo lực giới, dù ở mức độ ít hay nhiều, nặng hay nhẹ. Một khi nhận diện được vấn đề này, phụ nữ hay trẻ em gái mới có thể phát huy và thúc đẩy bình đẳng trong cuộc sống.

Nhận diện bạo lực giới và hướng đến sự bình đẳng
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Return to top